Lão hóa bình thường là gì?

Quá trình lão hóa là một xu hướng tất yếu xảy ra với bất cứ ai. Mặc dù phần lớn mọi người đi qua quá trình này vào những thời điểm khác nhau, nhưng các nhà khoa học đã xác định được những thay đổi chung nhất mà bất cứ ai cũng phải trải qua. Bằng cách hiểu rõ lão hóa là gì, sự lão hóa mang lại những thay đổi gì cho cơ thể, bạn có thể học cách chấp nhận tiến trình tự nhiên và dần thay đổi các thói quen, lối sống ngay từ bây giờ để làm chậm quá trình đó.

1. Hệ tim mạch hoạt động vất vả hơn

Khi tuổi tác tăng, hệ tim mạch cũng bị thay đổi bởi quá trình lão hóa. Các mạch máu, động mạch trở nên dày và cứng hơn, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Điều này có thể dẫn đến chứng cao huyết áp và các vấn đề về tim khác.

Một số gợi ý để cải thiện sức khỏe tim mạch ở người cao tuổi:

  • Duy trì hoạt động thể chất thường xuyên. Ví dụ như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền.... Thậm chí tập thể dục hàng ngày còn giúp người già giữ được mức cân nặng vừa phải và giảm huyết áp
  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc để duy trì một trái tim khỏe
  • Giảm bớt căng thẳng, stress trong đời sống hàng ngày
  • Ngủ đủ giấc. Nghỉ ngơi từ 7-8 tiếng/đêm có thể giúp cải thiện hoạt động của hệ tim mạch.

2. Dấu hiệu thay đổi ở làn da

Khi bắt đầu trải qua quá trình lão hóa, người lớn tuổi sẽ cảm nhận rõ da khô hơn và kém mềm mại hơn so với trước đây. Nguyên nhân là khi già đi, làn da lão hóa sẽ tạo ra ít dầu tự nhiên hơn, tay chân bị mất cơ bắp do lão hóa nên càng có vẻ mỏng hơn. Một số nếp nhăn, đốm đồi mồi và các vết sần trên da xuất hiện.

Các gợi ý để làm chậm quá trình lão hóa da ở người lớn tuổi:

  • Tắm nước nóng lâu sẽ làm khô da, do vậy nên tắm nước ấm và ưu tiên sử dụng vòi sen
  • Mặc áo chống nắng thường xuyên để che chắn cho làn da mỗi khi đi ra ngoài trời
  • Chú ý và kiểm tra da thường xuyên và nhờ tư vấn của bác sĩ nếu thấy những thay đổi lạ trên da như nốt ruồi, vết sần lạ...
  • Thói quen hút thuốc có thể khiến da xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn, do vậy nên hạn chế hoặc tốt nhất là cai thuốc lá.

3. Gặp các vấn đề về nghe - nhìn

Nhiều người lớn tuổi hay gặp khó khăn trong việc nhìn các vật thể gần (viễn thị, lão thị), dễ bị chói hoặc chậm thích ứng với sự thay đổi đột ngột của ánh sáng. Về thính giác, họ cũng có thể gặp trở ngại khi lắng nghe các cuộc nói chuyện trong phòng đông người, nơi có tiếng ồn hoặc nghe âm thanh quá lớn.

Một số gợi ý để cải thiện thị lực và thính lực:

  • Thường xuyên kiểm tra thị lực và thính lực
  • Đeo kính râm để bảo vệ mắt khi hoạt động ngoài trời
  • Đeo nút tai để bảo vệ tai khỏi các tiếng ồn quá lớn

Quá trình lão hóa có thể ảnh hưởng tới thị lực và thính lực
Quá trình lão hóa có thể ảnh hưởng tới thị lực và thính lực

4. Gặp các vấn đề về răng miệng

Không ít người lớn tuổi gặp các vấn đề về răng miệng, điển hình như các bệnh về răng, nướu (viêm nha chu, nứt răng, mòn răng, sâu răng, sưng nướu, chảy máu nướu, chứng hôi miệng, răng lung lay và dễ mất răng, tiêu xương hàm ...). Một số loại thuốc làm cho miệng của chúng ta khô hơn, giảm tiết nước bọt. Tình trạng này càng làm tăng nguy cơ sâu răng và nhiễm trùng khoang miệng.

Gợi ý cách chăm sóc răng miệng khi có tuổi:

5. Xương giòn và dễ gãy hơn

Từ độ tuổi 40, 50 trở đi, xương của bạn có dấu hiệu suy yếu dần. Chúng trở nên ít đặc hơn, giòn và dễ gãy. Đây là lý do cho hiện tượng té ngã phổ biến ở người lớn tuổi. Ngoài ra, khớp của người già còn có xu hướng cứng hơn do chất bôi trơn giảm, các lớp sụn lót giữa các khớp bị hao mòn trong quá trình lão hóa, làm tăng nguy cơ viêm khớp.

Một số lời khuyên để chăm sóc xương khớp khi có tuổi:

  • Hãy đảm bảo bạn hấp thụ đủ canxi và vitamin D thông qua chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng, Một số nguồn thực phẩm giàu canxi có thể kể đến: hạnh nhân, các sản phẩm từ sữa, các loại rau như bông cải xanh và cải xoăn....
  • Bên cạnh đó, vitamin D cũng giữ vai trò quan trọng với xương khớp vì nó giúp cơ thể hấp thu canxi và duy trì sức mạnh của xương. Vitamin D thường có trong cá ngừ, cá mòi, lòng đỏ trứng gà, sữa và nhiều loại ngũ cốc. Bạn cũng có thể hấp thu vitamin D bằng cách dành thời gian dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sớm.

Quá trình lão hóa có thể khiến xương giòn và dễ gãy hơn
Quá trình lão hóa có thể khiến xương giòn và dễ gãy hơn

6. Thường xuyên phải vào nhà vệ sinh

Khi lão hóa, nhiều người thường gặp phải vấn đề rất “tế nhị” đó là khó kiểm soát bàng quang. Đây được gọi là chứng són tiểu (tiểu không tự chủ) và thường xảy ra với 10% những người từ 65 tuổi trở lên. Một số người bị rò rỉ một ít nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi, nhưng cũng có những người lại tiểu mất tự chủ trước khi kịp đến nhà vệ sinh. Các chuyên gia cho rằng tình trạng mãn kinh có thể là lý do gây ra tình trạng này ở phụ nữ. Đối với nam giới, nguyên nhân có thể là do bệnh phì đại tuyến tiền liệt.

Bên cạnh đó, người già cũng có thể gặp khó khăn trong việc đi ngoài (đi tiêu). Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, động kinh, bệnh Parkinson, thuốc bổ sung sắt và thuốc giảm đau có chất gây mê... có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khiến người bệnh dễ bị táo bón.

Để cải thiện hệ tiêu hóa và bài tiết, người lớn tuổi có thể tham khảo các cách sau:

  • Hạn chế tiêu thụ caffein, rượu, soda và thức ăn có nhiều axit
  • Tập các bài tập kegel giúp co thắt cơ sàn chậu, giúp kiểm soát bàng quang hiệu quả hơn
  • Để tránh táo bón, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt. Kết hợp với uống nhiều nước và duy trì tập thể dục hàng ngày.

7. Chứng mất cơ ở người cao tuổi

Khi cơ thể dần lão hóa, tình trạng mất khối lượng cơ do tuổi tác tăng cao, có thể dẫn đến tình trạng yếu cơ và suy giảm chức năng vận động. Để phòng tránh Sarcopenia (chứng thiểu cơ, mất cơ ở người cao tuổi), bạn có thể thực hiện một số lời khuyên sau:

Nhìn chung, quá trình lão hóa là một tiến trình tự nhiên xảy ra với bất cứ ai. Mặc dù không thể tránh khỏi nhưng với sự kiên nhẫn, chủ động điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn, chúng ta có thể vẫn tận hưởng sức khỏe và niềm vui khi tuổi già.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe