Hướng dẫn sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà

Bài được viết bởi bác sĩ Trần Thanh Tịnh - Bác sĩ phục hồi chức năng - Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Liệu pháp ánh sáng hồng ngoại được áp dụng trong điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau như đau lưng, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, chấn thương nặng, căng cơ, hội chứng ống cổ tay, đau cổ, đau lưng, bệnh thần kinh do tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, đau khớp thái dương hàm (TMJ), viêm gân, vết thương, đau thần kinh tọa và phẫu thuật. Tuy nhiên, việc sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà có thể ẩn chứa những rủi ro nhất định cần lưu ý.

1. Tổng quát về đèn hồng ngoại

  • Tia hồng ngoại là bức xạ điện từ có bước sóng 700nm – 1400nm, dài hơn ánh sáng nhìn thấy, vì vậy, chúng ta không nhìn thấy được tia hồng ngoại.
  • Đèn hồng ngoại phát ra tia hồng ngoại và thường phát kèm theo ánh sáng đỏ để người sử dụng dễ quan sát được phạm vi tác dụng của tia hồng ngoại.
  • Tùy loại đèn mà công xuất phát khác nhau, thông thường, các loại bóng đèn hồng ngoại sử dụng trong điều trị bệnh có công suất 250W.
  • Tác dụng chủ yếu của tia hồng ngoại là nhiệt nóng.
huong-dan-su-dung-den-hong-ngoai-tai-nha
Dải màu từ thấp đến cao

2. Chỉ định sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà

  • Giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, ngoại vi.
  • Chống viêm: Mạn tính.
  • Sưởi ấm.

3. Chống chỉ định sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà

  • Vùng da vô mạch, mất cảm giác.
  • Các bệnh lý ngoài da cấp tính (đang viêm nóng đỏ, chảy máu).
  • Bộ phận sinh dục, mắt.

4. Cách sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà

  • Hướng bóng đèn thẳng góc với vùng da cần chiếu.
  • Khoảng cách từ bóng đèn đến da thường từ 50cm – 70cm tùy mục đích.
  • Thời gian 20 – 30 phút/ 1 lần, ngày có thể chiếu 1 – 2 lần.
  • Kiểm tra và theo dõi vùng da sau khi chiếu đèn.
  • Theo dõi cảm giác và phản ứng của cơ thể.
huong-dan-su-dung-den-hong-ngoai-tai-nha-3
Sử dụng đèn hồng ngoại tại nhà đúng cách để đạt hiệu quả tốt

5. Một số lưu ý trong quá trình sử dụng đèn hồng ngoại

  • Kiểm tra sự chắc chắn của đèn trước khi chiếu.
  • Chọn loại đèn có lưới bảo vệ để tạo thêm sự an toàn.
  • Tránh để nước bắn vào đèn trong quá trình chiếu đèn.
  • Có thể bị bỏng sau khi chiếu, chườm mát và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí bỏng.
  • Mệt, choáng váng sau chiếu đèn: Nghỉ ngơi theo dõi.

Mặc dù chiếu đèn hồng ngoại tại nhà thường là một phương pháp an toàn cho mọi người, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn tự sử dụng phương pháp trên. Bác sĩ sẽ là người xác định liệu pháp tốt cho tình trạng của bạn. Nếu gặp phải bất kỳ rủi ro không mong muốn nào trong quá trình sử dụng, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị kịp thời.

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn kỹ thuật điều trị bằng hồng ngoại

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

165.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan