Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ Bùi Thị Hậu - Chuyên viên Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Chậm nói ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: yếu tố về tâm lý, thể chất, dinh dưỡng và môi trường sống. Để khắc phục tình trạng này và tìm ra cách chữa trẻ chậm nói thì các bậc cha mẹ cần có những cách tiếp cận tích cực trong thời gian sớm nhất.
1. Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói?
Trẻ chậm nói nghĩa là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm và kém phát triển hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường được nghiên cứu của trẻ nhỏ. Trẻ có thể chỉ chậm nói đơn thuần do tác nhân từ môi trường, nhưng có thể chậm nói do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Chậm nói do nguyên nhân thực thể có thể xuất phát từ những vấn đề tâm lý khác nhau, các vấn đề thực tại ở các bộ phận, các cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi... hoặc khiếm khuyết trong sự phát triển não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh...; hay do tâm lý của trẻ, chế độ dinh dưỡng... Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể có khả năng gây ra chậm nói:
- Nguyên nhân từ các rối nhiễu tâm lý: Chậm nói do xuất phát từ hội chứng Rối loạn phổ tự kỷ: hạn chế tương tác với mọi người, có xu hướng thích chơi một mình, không hoặc ít có hứng thú với các hoạt động tập thể... nên trẻ không có nhu cầu quan sát, bắt chước lời nói của người khác, dẫn đến chậm nói. Chậm nói còn do xuất phát từ các vấn đề từ chậm nhận thức, chậm phát triển trí tuệ.
- Chậm nói do một số yếu tố về môi trường sống: Trẻ chậm nói là do gia đình ít chơi với trẻ, bố mẹ ít thời gian với con. Trẻ cũng được xem tivi, điện thoại quá nhiều trên 3 giờ mỗi ngày. Nhiều trường hợp trẻ chậm nói còn do gia đình quá cưng chiều trẻ, ví dụ như đáp ứng một cách vô điều kiện, chưa cần trẻ phải nói, phải thể hiện bằng hành vi cử chỉ... đã cung cấp ngay những gì trẻ muốn.
- Do các yếu tố thính lực của trẻ: Đặc trưng ở những trẻ này là do trẻ không nghe thấy gì, từ đó trẻ không thể biết cách nói chuyện. Nếu nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố thính lực của trẻ thì cần phải được điều trị nguyên nhân, thường thì các phẫu thuật trước 5 tuổi việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan. Nếu trường hợp xấu nhất trẻ vẫn không nghe được thì có thể cho trẻ đeo máy trợ thính.
- Chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ chưa cung cấp đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của con mình, đặc biệt là các loại vitamin, các nguyên tố vi lượng và các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của trẻ.
2. Phải làm sao khi trẻ chậm nói?
Đa số các trường hợp trẻ chậm nói đều ít nhiều ảnh hưởng từ môi trường sống và các vấn đề phát triển tâm lý ở trẻ nhỏ. Do đó, chúng ta cần nắm chắc các mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ theo từng lứa tuổi để biết khi nào con của mình có dấu hiệu chậm.
Và khi bạn nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, là những dấu hiệu khởi phát cho sự chậm nói, bạn cần cho trẻ đi khám, đánh giá để được tư vấn ngay nguyên nhân gây ra tình trạng này:
- Trẻ không phản ứng lại với giọng nói của bố mẹ hay âm thanh to khi trẻ từ sáu đến 8 tuần tuổi.
- Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ gần như không có phản ứng khi đã 2 tháng tuổi.
- Trẻ có biểu hiện thờ ơ với người và mọi vật xung quanh khi đã 3 tháng tuổi.
- Không có phản xạ quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra lúc trẻ 4 tháng.
- Chưa nói được các từ đơn khi đã trẻ đã 18 tháng tuổi, chưa nói được những câu 2 từ khi đã 24 tháng tuổi hoặc không thể nói được những câu đơn giản khi đã 36 tháng tuổi.
Thăm khám giúp phát hiện sớm các nguyên nhân gây chậm nói, đặc biệt quan trọng với trẻ bị điếc bẩm sinh và tự kỷ.
3. Hướng dẫn cách dạy trẻ chậm nói
Dù bất kể nguyên nhân trẻ chậm nói do các yếu tố về thể chất, sinh học, hay các yếu tố về tâm lý và môi trường sống, thì một số chiến lược sau sẽ giúp con cải thiện tình tình trạng chậm nói:
3.1. Hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn
Hãy nói chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, lúc cho bé ăn, bé tắm, ru bé ngủ...bằng những câu từ đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng. Xin lưu ý, hãy bắt đầu từ các danh từ và động từ để trẻ dễ dàng nghe hiểu được một cách trực quan, sinh động.
- Với trẻ chưa có ngôn ngữ, có âm chưa rõ nghĩa: hãy bắt chước những âm đó của trẻ, sau dần hướng đến những âm, những từ có ý nghĩa hơn. Ví dụ: trẻ hay aaaaa, ba ba ba, ta ta ta... cha mẹ hãy hướng trẻ tới những âm như: “ba” “mẹ” “cá”, “gà” “bà” “đi” “măm măm...ăn”.
- Với trẻ có nói được các từ đơn: hãy giao tiếp và hướng dẫn trẻ bắt chước nói câu hai từ. Khi trẻ muốn ăn vặt, cha mẹ dạy trẻ nói: ăn bánh, uống nước.... Khi dạy trẻ chào một ai đó, cha mẹ dạy trẻ nói: ạ mẹ, ạ bố, ạ bà... Khi muốn nhận/muốn lấy một đồ gì đó từ người khác, cha mẹ dạy trẻ nói: xin ạ, xin cô, xin chị, xin mẹ...
- Với trẻ nói được thường xuyên câu đôi, bạn tiếp tục giao tiếp và hướng dẫn trẻ biết bắt chước và có thói quen nói câu cụm, câu đơn ngắn và dần là những câu ghép, câu phức, câu điều kiện.
3.2. Nói chậm, rõ ràng
Khi bạn học một ngôn ngữ nào cũng vậy, bạn cần được nghe một cách chậm và rõ ràng thì bạn mới có thể học theo và nói được chuẩn nhất. Trẻ cũng như vậy, bạn cần nói thật chậm rõ ràng từng từ cho trẻ nghe và hiểu. Đối với các bạn hát, bạn cũng nên hát chậm, mở rộng miệng để trẻ quan sát cách bạn phát âm được dễ dàng hơn.
3.3. Nói chuyện với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt
Khi giao tiếp với trẻ, bạn luôn ngồi đối diện trong tầm mắt của trẻ, đồng thời bộc lộ những biểu cảm đáng yêu như khuôn mặt bất ngờ, ngây ngô, mặt hề, hay dán những hình ảnh mà trẻ thích trên khuôn mặt. Những kỹ thuật nhỏ này sẽ tạo nên sự chú ý và tương tác mắt tự nhiên của trẻ với bạn, cũng như tạo hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp. Thường xuyên thể hiện hoạt động này sẽ giúp trẻ ghi nhớ và khắc sâu những gì bạn nói với trẻ.
Việc giao tiếp bằng mắt này cũng giúp trẻ học cách phát âm khi bạn nói điều gì đó, trẻ có thể nhìn miệng bạn để học cách nói một cách cực kỳ hiệu quả, đúng tình huống và đúng ngữ cảnh giao tiếp.
3.4. Bắt chước ngôn ngữ của trẻ một cách có chủ đích
Trong giai đoạn đầu học nói, trẻ thường phát âm chưa được chuẩn, đôi khi nói ngọng một cách rất đáng yêu. Đây là hiện tượng thường thấy ở trẻ. Chúng ta có thể chỉnh âm của trẻ một cách tự nhiên bằng cách: Đầu tiên, bắt chước âm gần giống ở trẻ và ngay lập tức hướng đến âm có nghĩa. Ví dụ: “aaaaa...Ạ”, “ba ba ba... BÀ”. Tương tự như vậy, khi trẻ nói ngọng, bạn hãy ghi nhận và chỉnh lại ngay. Ví dụ: “mẹ ơi, con Tá (cá) kìa”, mẹ chỉnh lại “mẹ ơi, con Cá kìa” .
3.5. Tạo cơ hội nhiều hơn cho trẻ nói chuyện
Điều này rất quan trọng trong việc dạy nói ở trẻ, bởi vì cha mẹ cần cho trẻ biết rằng, việc cần nói hoặc giao tiếp bằng cách nói chuyện là điều cần thiết.
Ví dụ: Trẻ muốn lấy một cái ô tô, nhưng nó ở xa mà trẻ khóc hay a ư, hoặc kéo tay hướng đến đồ vật đó để bạn lấy giúp. Thì khi đó, bạn thay vì ngay lập tức đáp ứng nhu cầu của trẻ, bạn hãy hỏi "con muốn lấy gì?" và hướng con đến một số câu trả lời mẫu như: Con lấy cái gì?, con nói đi" – “con lấy ô tô”...
Một cách nữa để kích thích trẻ nói đó là luôn để đồ trẻ thích trong tầm mắt và xa tầm với của trẻ hoặc để trong hộp kín trong suốt, từ đó khiến trẻ muốn lấy không được và phải lên tiếng nhờ bạn. Bạn sẽ tạo nên nhiều tình huống để trẻ giao tiếp với bạn hơn.
3.6. Hãy luôn trả lời bé
Khi trẻ chưa nói nhưng cũng có những giao tiếp bằng cử chỉ, vì vậy bạn hãy luôn nói chuyện với trẻ và trả lời những điều trẻ muốn biết.
3.7. Không nóng vội và gượng ép trẻ
Không nên ép trẻ nói. Khi trẻ có âm từ nào đó, bạn hãy dành lời khen ngợi, vỗ tay... mỗi khi trẻ phát âm được những âm thanh đó. Đừng lơ là mỗi khi bạn nói chuyện với con, phải thật tập trung và chú ý lắng nghe để trẻ có thời gian chuẩn bị cho những từ mà trẻ sắp nói. Trẻ cần thời gian để học tập và cha mẹ cần kiên nhẫn, luôn động viên trẻ.
3.8. Để trẻ tự xử lý thông tin
Bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi trẻ, để cho trẻ có thời gian để xử lý thông tin khi đưa ra yêu cầu đối với trẻ. Cùng chờ đợi phản ứng của trẻ từ 3 đến 5 giây. Nếu trẻ không thực hiện được, hãy làm mẫu giúp trẻ. Sau đó, bạn cần lặp lại tối đa 3 lần ngay sau đó, để trẻ có cơ hội luyện tập.
3.9. Không nên cho trẻ sử dụng nhiều thiết bị điện tử
Đừng vì công việc của bạn quá bận rộn, không có thời gian chăm sóc trẻ, trò chuyện với trẻ, hay khi bạn thấy trẻ hoạt động quá mức... mà cho trẻ sử dụng những thiết bị như Tivi, iPad, điện thoại...sớm. Chính điều này sẽ hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ và là một phần nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói.
3.10. Thăm khám các bác sĩ chuyên môn kịp thời
Nếu cha mẹ thấy con có một số những biểu hiện của chậm nói, kèm theo những rối loạn khác hoặc bạn đã áp dụng các biện pháp tích cực nhất nhưng trẻ vẫn chậm nói thì cha mẹ cần phải cho trẻ thăm khám và tư vấn tâm lý kịp thời, nhằm để chẩn đoán sớm nhất các vấn đề con có thể gặp phải. Từ đó đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất.
4. Bổ sung thêm vi chất dinh dưỡng cho trẻ
Như chúng ta biết có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến trẻ chậm nói. Thiếu vi chất dinh dưỡng là một trong các yếu tố dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ. Thiếu hụt các vi chất cần thiết trong não bộ khiến các vùng não không được hoạt hóa, đứt gãy các liên kết thần kinh. Từ đó trẻ khó bật âm, chậm nói, giao tiếp ngôn ngữ hạn chế. Do đó việc bổ sung thêm các loại vi chất dinh dưỡng là điều chúng ta nên cân nhắc để trẻ có một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.
Các vi chất dinh dưỡng có trong nhiều các loại thực phẩm khác nhau, và việc bổ sung các vi chất như thế nào, số lượng bao nhiêu là đủ quả thực là điều rất khó khăn.
Thấu hiểu được nỗi niềm của các bậc phụ huynh các bác sĩ khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung Ương đã nghiên cứu và ghi nhận “trẻ sử dụng sản phẩm thảo dược giúp bổ sung các vi chất có sự thay đổi về khả năng ngôn ngữ tiếp nhận đạt 71,4% - cao gấp 2 lần so với nhóm không sử dụng còn lại chỉ đạt 31,6%”.
Do đó, việc bổ sung các vi chất cần thiết giúp hình thành vùng chức năng ngôn ngữ, gia tăng kết nối thần kinh từ đó giúp trẻ sớm bật âm, nhanh biết nói, tăng khả năng giao tiếp và ghi nhớ. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn một sản phẩm bổ sung vi chất uy tín và có đầy đủ các nghiên cứu tại các bệnh viện uy tín được các bác sĩ tin dùng để đảm bảo an toàn khi dùng cho trẻ.
Hy vọng, với những chia sẻ từ bài viết trên bạn đã biết cách chữa bệnh chậm nói ở trẻ. Hãy áp dụng thường xuyên với trẻ để tăng hiệu quả. Nếu có bất thường hãy thăm khám sớm để phát hiện sớm bất thường.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe VƯƠNG NÃO KHANG
Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm tăng động, tự kỷ
Bệnh viện Nhi Trung ương chứng minh Vương Não Khang giúp hỗ trợ cải thiện các biểu hiện của trẻ tự kỷ: Tăng khả năng ngôn ngữ giao tiếp, nhận thức, ghi nhớ, giảm hành vi tăng động, rối loạn giấc ngủ của trẻ. Sản phẩm không có tác dụng phụ khi sử dụng.
Vương Não Khang hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường vi chất và năng lượng cho não.
Thành phần: Đinh lăng, thăng ma, ginkgo biloba, natri succinate, coenzyme Q10, acid folic, vitamin B6, taurine.
Đối tượng sử dụng: Trẻ tự kỷ, tăng động dẫn tới rối loạn giấc ngủ. Trẻ em cần tăng cường hoạt chất cho não bộ.
Tiếp thị bởi: Công ty CP KD DV & TM Nam Phương.
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem TẠI ĐÂY
(XNQC: 2211/2020/XNQC -ATTP)
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.