Dấu hiệu và tiêu chuẩn chẩn đoán tiền tiểu đường

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Xuân Thắng - Phó khoa Khám bệnh & Nội khoa kiêm trưởng Đơn nguyên Nội trú nội bệnh - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tiền tiểu đường chỉ lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng không đến mức để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường một khi không được điều trị có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim và đột quỵ.

1. Tổng quan về tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường là từ dùng để chỉ lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được xếp vào tiểu đường loại 2 và nếu không thay đổi lối sống thì nguy cơ tiền tiểu đường phát triển bệnh tiểu đường loại 2 là rất cao. Nếu bị tiền tiểu đường và không thay đổi lối sống thì bệnh có thể tiến triển thành tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm. Tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh tiền tiểu đường phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách ăn thực phẩm lành mạnh, thói quen hoạt động thể hàng ngày và duy trì cân nặng hợp lý để đưa lượng đường trong máu trở lại bình thường.

2. Các triệu chứng của tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường thông thường không có biểu hiện triệu chứng nào rõ rệt. Một số người có thể bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến kháng insulin, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang và acanthosis nigricans liên quan đến sự phát triển của các mảng da sẫm màu, dày và thường mượt như nhung trên một số bộ phận của cơ thể như cổ, nách, khuỷu tay, đầu gối và các khớp ngón tay.

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp cho thấy tiền tiểu đường đã chuyển sang bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn khát tăng dần
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Đói quá mức
  • Mệt mỏi
  • Nhìn mờ
đau mắt
Nhìn mờ có thể xuất hiện ở người tiền tiểu đường

3. Chẩn đoán tiền tiểu đường

Để chẩn đoán chính xác tiền tiểu đường, bác sĩ sẽ cần xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán tình trạng. Thủ tục xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy mẫu máu và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm lượng đường trong máu.

Kết quả xét nghiệm có thể khác nhau tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bệnh nhân được sử dụng. Bệnh nhân nên được thực hiện xét nghiệm 2 lần trên cùng một loại xét nghiệm để xác định chẩn đoán chính xác. Các thiết bị đo mức đường huyết như thử nghiệm bằng ngón tay sẽ không được sử dụng để chẩn đoán. Thay vào đó, các xét nghiệm sau sẽ được sử dụng để chẩn đoán:

3.1 Xét nghiệm Hemoglobin A1c

Xét nghiệm hemoglobin A1c, còn được gọi là xét nghiệm A1c hoặc xét nghiệm hemoglobin glycosyl hóa dùng để đo mức đường huyết trung bình trong một khoảng thời gian từ hai đến ba tháng. Thử nghiệm này không cần nhịn ăn và có thể thực hiện bất cứ mọi thời điểm.

Nếu kết quả A1c từ 5,7 đến 6,4 phần trăm là được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường. Nên kiểm tra A1c nhắc lại để xác nhận kết quả. Kết quả A1c càng cao, nguy cơ tiền tiểu đường sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường loại 2 càng cao.

3.2 Xét nghiệm đường huyết tương lúc đói (FPG)

Trong quá trình xét nghiệm đường huyết tương lúc đói, bác sĩ sẽ yêu người bệnh nhịn ăn trong tám giờ hoặc qua đêm. Trước khi ăn, chuyên gia y tế sẽ lấy mẫu máu để xét nghiệm.

Mức chỉ số đường huyết từ 100-125 miligam trên decilit (mg / dL) thì được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường.

3.3 Thử nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng (OGTT)

Thủ tục xét nghiệm OGTT cũng yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của người bệnh hai lần, một lần vào đầu cuộc hẹn và sau đó hai giờ sau khi bệnh nhân uống đồ uống có đường. Nếu kết quả cho thấy chỉ số đường trong máu là 140-199 mg / dL sau hai giờ, thì được chẩn đoán là mắc tiền tiểu đường.

Uống nhiều nước mỗi ngày giúp làm loãng đờm
Người bệnh sẽ được uống nước đường khi làm thử nghiệm dung nạp glucose qua đường miệng

4. Các biến chứng của tiền tiểu đường

Một khi không được điều trị, tiền tiểu đường có thể phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 và các tình trạng khác, chẳng hạn như:

Tiền tiểu đường có thể hồi phục và bạn có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh tiền tiểu đường và tiểu đường thông qua thay đổi lối sống.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng giảm 5% đến 7% trọng lượng giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người tham gia nghiên cứu tuân theo chế độ ăn ít chất béo, ít calo và tập thể dục 30 phút năm lần mỗi tuần.

5. Cách điều trị tiền tiểu đường


Điều trị tiền tiểu đường cũng có thể được coi là ngăn ngừa tiến triển sang bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bác sĩ chẩn đoán bị tiền tiểu đường, bệnh nhân sẽ được khuyên nên thay đổi lối sống hiện tại. Một nghiên cứu của Chương trình Phòng chống Bệnh tiểu đường cho thấy có khoảng 58% các ca tiền tiểu đường có thể thay đổi lượng đường trong máu một cách lâu dài. Dưới đây là các cách phổ biến nhất để quản lý tiền tiểu đường là:

5.1 Dùng thuốc nếu bác sĩ kê đơn

Một số người bị bệnh tiểu đường chọn sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc bổ sung và thay thế để kiểm soát tình trạng của họ. Phương pháp điều trị này có thể bao gồm uống thuốc bổ sung, thiền định và châm cứu.

Kê đơn, bác sĩ chỉ định uống thuốc
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh

5.2 Chế độ ăn ít carbohydrate

Chế độ ăn ít carbohydrate giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết, kháng insulin và cân nặng. Nhiều người coi lượng carbohydrate từ 21-70 gam mỗi ngày là chế độ ăn ít carbohydrate nhưng không có định nghĩa tiêu chuẩn nào tồn tại. Theo các tạp chí đã được xuất bản, mức độ carbohydrate thấp hơn có thể giúp ích cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nhưng hầu hết các bằng chứng này được lấy từ các nghiên cứu trong thời gian ngắn và mặc dù nó không đề cập cụ thể đến bệnh tiền tiểu đường.

Chế độ ăn ít carbohydrate có thể không được khuyến khích cho những người có cholesterol cao, người bị bệnh thận hoặc tim. Ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như trái cây, rau và ngũ cốc, sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu sức khỏe của mình.

5.3 Tập thể dục nhiều hơn

Thường xuyên vận động có thể giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Bạn nên dành 30 phút cho bất kỳ hoạt động nào giúp tăng nhịp tim lên mức mục tiêu, chẳng hạn như đi bộ, hầu hết các ngày trong tuần. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, 30 phút tập thể dục mỗi ngày và giảm 5 đến 10% trọng lượng làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường loại 2 của bạn hơn 58%.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

877 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan