Cơn đau quặn mật có nguy hiểm?

Cơn đau quặn mật là biểu hiện lâm sàng của sự co thắt mạnh mẽ của lớp cơ trơn thành túi mật. Sự co thắt này xảy ra khi có sự bế tắc cấp tính dòng chảy của dịch mật. Vị trí của sự bế tắc thường ở cổ túi mật hay đoạn cuối ống mật chủ.

1. Cơn đau quặn mật là gì?

Cơn đau quặn mật là cơn đau liên quan đến túi mật. Các vấn đề chính của túi mật gây ra cơn đau quặn mật là đau bụng mật, viêm túi mật, sỏi túi mật, viêm tụy và viêm đường mật hướng thượng.

2. Nguyên nhân cơn đau quặn mật

viêm túi mật
Viêm túi mật gây ra cơn đau quặn mật

Cho đến nay, các nguyên nhân chính gây ra cơn đau quặn mật là đau bụng mật, viêm túi mật, sỏi mật, viêm tụy và viêm đường mật hướng thượng. Tuy nhiên, có hai nguyên nhân chính gây đau hoặc bắt nguồn từ túi mật hay có liên quan trực tiếp đến túi mật, bao gồm:

- Sỏi mật gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn bất kỳ ống dẫn mật nào.

- Sỏi bùn đặc và tình trạng viêm có thể kèm theo kích ứng hoặc nhiễm trùng các mô xung quanh, tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các ống dẫn mật dẫn đến chèn ép và thiếu máu cục bộ (nguồn cung cấp máu không đủ do tắc nghẽn các mạch máu trong khu vực).

Thông thường sỏi mật hình thành trong túi mật, nhưng cũng có thể hình thành trong bất kỳ ống dẫn nào. Vì thế khi túi mật co bóp (bởi cơ), mật thường đi qua các ống dẫn vào đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu có sỏi mật hoặc sỏi bùn đặc, chúng có thể làm tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các ống dẫn và chèn ép lên mô xung quanh, điều này đủ gây thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, các vấn đề khác như chấn thương cũng có thể gây cơn đau quặn mật. Bên cạnh đó nhiễm trùng đường mật và túi mật xảy ra thường xuyên sau khi tắc sỏi mật cũng có thể là nguyên nhân gây đau.

3. Triệu chứng gây bệnh

viêm tụy
Viêm tụy

Các biểu hiện cơn đau quặn mật rất khác nhau và có thể bị kích hoạt do một số loại thực phẩm nhất định. Cơn đau có thể liên tục, không thay đổi ở bụng, lan ra phía sau, từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản.

Cơn đau quặn mật có thể thay đổi hoặc được cảm nhận khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Nhiều người bị sỏi mật không bao giờ bị đau. Tuy nhiên, một vài loại khác của cơn đau quặn mật giúp bác sĩ chẩn đoán.

- Đau bụng mật (tắc nghẽn ống mật không liên tục): đau đột ngột và tăng nhanh (đau hoặc tức nặng) ở vùng bụng trên bên phải hoặc vùng thượng vị; một số người có cơn đau lan tới vai phải (hoặc đau lưng ở chỏm xương bả vai) và/hoặc gây buồn nôn và ói mửa. Cơn đau thường giảm trong khoảng 1 đến 5 giờ mặc dù cơn đau nhẹ có thể kéo dài khoảng một ngày.

- Viêm túi mật (viêm mô túi mật thứ cấp gây tắc nghẽn ống dẫn mật): đau không thay đổi ở vùng bụng trên bên phải có thể lan ra vai phải hoặc lưng, đau bụng khi chạm vào hoặc nhấn vào bụng, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh và đầy hơi. Sự khó chịu kéo dài lâu hơn với đau bụng mật.

- Viêm túi mật cấp (không có sỏi mật): có triệu chứng tương tự như viêm túi mật nhưng xảy ra như một biến chứng của các vấn đề khác như chấn thương hoặc bỏng. Người bệnh có các triệu chứng nghiêm trọng và biểu hiện ốm nặng.

- Viêm tụy: sỏi mật từ túi mật có thể làm tắc ống tụy và gây viêm tụy (viêm tuyến tụy) với đau bụng trên có thể tỏa ra phía sau, đau bụng, đau nhiều hơn sau khi ăn, kèm theo buồn nôn và ói mửa.

- Viêm đường mật hướng thượng (hoặc đơn giản là viêm đường mật hoặc nhiễm trùng hệ thống dẫn mật) gây sốt, đau bụng, vàng da, thậm chí hạ huyết áp (huyết áp thấp) và lú lẫn; đây là trường hợp cần phải được cấp cứu.

4. Chẩn đoán cơn đau quặn mật

xét nghiệm lipase
Xét nghiệm lipase giúp xác định nguyên nhân gây ra cơn đau

Bệnh sử và khám sức khỏe giúp thiết lập chẩn đoán ban đầu. Dấu hiệu của Murphy (đau hoặc ngừng thở tạm thời khi nhấn sâu dưới sườn phải) là dấu hiệu đặc trưng phỏng đoán cho hơn 95% trường hợp viêm túi mật cấp tính.

Một vài xét nghiệm trong phòng thí nghiệm như xét nghiệm chức năng gan, lipase, amylase, công thức máu đầy đủ (CBC) và chụp X-quang bụng được thực hiện để xác định nguyên nhân chính xác gây ra cơn đau. Siêu âm có thể phát hiện sỏi mật và chụp CT có thể xác định các thay đổi cấu trúc của cơ quan. Quét HIDA (sử dụng vật liệu phóng xạ) có thể đo túi mật rỗng trong khi xét nghiệm ERCP sử dụng ống nội soi để đưa thuốc nhuộm vào ống tụy, túi mật và gan. Chụp cộng hưởng từ (MRI) đôi khi được sử dụng để kiểm tra chi tiết cấu trúc của các cơ quan (gan, túi mật và tuyến tụy). Các xét nghiệm khác cũng có thể được cân nhắc. Kết quả của các xét nghiệm này giúp xác định vấn đề và thiết lập chẩn đoán.

5. Phương pháp điều trị

Nếu bạn không bị cơn đau quặn mật (ngay cả khi bạn có sỏi mật nhưng không bao giờ bị đau), bạn không cần điều trị. Một số bệnh nhân có một hoặc hai cơn đau có thể lựa chọn không điều trị. Đau khi bị tấn công cấp tính thường được điều trị bằng morphin. Các phương pháp điều trị y khoa bao gồm:

- Liệu pháp muối mật (<50% hiệu quả)

- Ursodiol (ví dụ Actigall)

- Tán sỏi

- Lithotripsy (sóng xung kích).

Mang thai sau tuổi 35
Phụ nữ đang mang thai có thể phẫu thuật để điều trị viêm túi mật cấp tính

Việc điều trị dứt khoát là loại bỏ túi mật (và/hoặc tắc nghẽn sỏi mật) bằng phẫu thuật. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật được lựa chọn là phẫu thuật nội soi. Túi mật được lấy ra qua các vết rạch nhỏ ở vùng bụng bằng các dụng cụ. Tuy nhiên, một số bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật rộng hơn. Thông thường, đa số hồi phục tốt khi túi mật được lấy ra trừ khi có nguyên nhân tiềm ẩn có biểu hiện tương tự cơn cơn đau quặn mật (ví dụ như rối loạn vận động đường mật, rối loạn vận động cơ vòng Oddi).

Phụ nữ mang thai được điều trị như phụ nữ không mang thai, mặc dù phụ nữ mang thai thường có nguy cơ mắc sỏi mật cholesterol cao hơn phụ nữ không mang thai. Chăm sóc hỗ trợ được áp dụng cho những phụ nữ đang mang thai, nhưng họ có thể được phẫu thuật nếu bị viêm túi mật cấp tính.

6. Phòng bệnh cơn đau quặn mật

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với cơn đau quặn mật:

Duy trì cân nặng khỏe mạnh và tham gia các hoạt động thể chất có thể làm giảm cơn đau quặn mật và giảm số lượng các cơn đau. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động nặng nào. Một số hoạt động gây áp lực trên bụng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống như rau và hoa quả có thể cải thiện chức năng túi mật và ngăn ngừa biến chứng.

Chườm ấm có thể làm thư giãn và giảm đau. Đắp một miếng gạc nóng có thể làm dịu cơn co thắt và giảm áp lực do dịch mật tích tụ.

Tinh dầu bạc hà, một hợp chất nhẹ nhàng giúp kích thích giảm đau. Để giảm cơn đau quặn mật và cải thiện sức khỏe túi mật, bạn có thể uống trà bạc hà cho đến khi cơn đau biến mất. Uống trà này thường xuyên để giảm số lượng các cơn đau quặn mật.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • pymenospain
    Công dụng thuốc pymenospain

    Thuốc Pymenospain có thành phần chính là drotaverin HCl thường được chỉ định trong các trường hợp co thắt dạ dày ruột, hội chứng ruột kích thích, cơn đau quặn mật và một số công dụng khác. Vậy pymenospain là ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • pethidine 100mg/2ml
    Công dụng thuốc Pethidine 100mg/2ml

    Hiện nay, có rất nhiều bài viết về dòng thuốc Pethidine 100mg/2ml, tuy nhiên còn chưa đầy đủ và chính xác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho người bệnh tất cả những thông tin về công dụng, cách ...

    Đọc thêm
  • Ramasav 40
    Công dụng thuốc Ramasav 40

    Thuốc Ramasav 40 được chỉ định trong điều trị co thắt dạ dày-ruột, hội chứng ruột kích thích, cơn đau quặn mật, co thắt đường mật, cơn đau quặn thận và co thắt đường niệu-sinh dục, co thắt tử cung,... ...

    Đọc thêm
  • Drotaspasm
    Công dụng thuốc Drotaspasm

    Drotaspasm là thuốc giãn cơ, thường được chỉ định điều trị đau bụng kinh, cơn đau quặn thận và mật, đau do co thắt dạ dày,... Vậy công dụng và cách sử dụng thuốc như thế nào?

    Đọc thêm
  • Aleclo
    Công dụng thuốc Aleclo

    Là một dạng thuốc tiêm của Diclofenac, thuốc Aleclo được sử dụng cho các chứng đau từ nhẹ đến vừa. Thuốc có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc giảm đau Opioid khác để điều trị cho ...

    Đọc thêm