......

Có nên xông tinh dầu trị viêm xoang?

Viêm xoang là bệnh lý mạn tính, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Xông tinh dầu là một trong những liệu pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang hiệu quả và được sử dụng rộng rãi.

1. Có nên xông tinh dầu trị viêm xoang?

Viêm xoang là viêm các xoang cạnh mũi do nhiễm virus, vi khuẩn, vi nấm hoặc phản ứng dị ứng. Triệu chứng viêm xoang bao gồm ngạt mũi, chảy mũi, đau mặt hoặc nặng vùng mặt; đôi khi bệnh nhân cũng bị đau đầu, đau nhức sọ mặt, và/hoặc có sốt. Xông hơi với tinh dầu là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang, giúp giảm các triệu chứng khó chịu như đau đầu, mũi. Xông hơi nóng có thể giúp cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi, giúp dẫn lưu xoang tốt hơn và giảm nhanh triệu chứng khó chịu. Khi xông, hơi sẽ được máy đẩy ra tạo thành dạng hơi sương, tác dụng trực tiếp lên vị trí viêm nhiễm ở đường hô hấp. Nếu uống hay tiêm, thuốc đi vào dạ dày, ngấm vào máu sau đó mới tới các tế bào bị viêm nhiễm, còn thuốc xông lại tác động trực tiếp nên có hiệu quả nhanh hơn và ít tác dụng phụ toàn thân hơn. Một số loại tinh dầu trị viêm xoang như bạc hà, tràm trà, hương thảo, bạch đàn chanh, đinh hương,...không chỉ giúp giúp sát khuẩn đường hô hấp, thông mũi, long đờm, kháng viêm mà còn làm ấm cơ thể và trấn an tinh thần, mang lại cảm giác thoải mái thoải mái, nhẹ nhàng cho bệnh nhân.

2. Cách xông tinh dầu chữa bệnh viêm xoang

Có nhiều cách xông để chữa viêm xoang, làm thông mũi. Bệnh nhân có thể xông trực tiếp bằng các loại tinh dầu đã được chiết xuất, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Ngoài ra cũng có thể sử dụng những loại lá cây có chứa tinh dầu và hương thơm như lá khuynh diệp, lá chanh, lá tía tô, lá sả, bạc hà, lá ổi; lá kinh giới...Tinh dầu chứa trong lá cây có tính sát khuẩn và làm thông mũi họng, ngoài tác dụng chữa viêm nhiễm còn giúp người bệnh dễ chịu. Cách xông bằng lá cây như sau:

  • Cho các loại cây lá vào nồi, đổ đầy nước, đậy kín, đun sôi và đem ra xông. Bệnh nhân có thể xông toàn thân hoặc xông riêng vùng mũi họng. Khi xông phải mở nắp nồi nước từ từ và hít chậm bằng đường mũi, rồi thở ra bằng đường miệng. Nên xông khoảng 10-15 phút.
  • Trong những trường hợp gấp gáp như đi công tác xa mà bị viêm xoang, nghẹt mũi khó chịu, bệnh nhân có thể dùng tép tỏi đập dập và mấy giọt tinh dầu cho vào ly nước nóng, rồi lấy bìa giấy cứng cuộn lại thành cái phễu, chụp đầu lớn phễu lên ly nước, đầu nhỏ đặt vào mũi, họng để xông.

3. Những lưu ý khi xông tinh dầu trị viêm xoang

  • Xông tinh dầu thường chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng chứ không phải là thuốc chính giúp chữa dứt điểm bệnh viêm xoang. Bệnh nhân vẫn cần sử dụng các loại thuốc khác theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Hiện tại trên thị trường thường có hai dạng máy xông.Đối với dạng máy thông thường, máy sẽ phun thuốc thành hơi sương thấm vào các niêm mạc ở vùng mũi - họng, khí quản, thanh quản, phế quản...Dạng máy xông siêu âm sẽ tạo thành những hạt rất nhỏ, mịn để đi sâu vào niêm mạc hoặc vào đến tận phế nang... Mỗi lần xông khoảng 20-30 phút. Sau khi xông, bệnh nhân phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ để không làm lây nhiễm bệnh.
  • Khi xông bệnh nhân cần giữ khoảng cách vừa phải giữa mặt và mức nước để tránh bị bỏng hoặc kích ứng da.
  • Các bài thuốc xông mũi dân gian hầu hết là được truyền miệng và chưa được kiểm nghiệm khoa học nên tốt nhất không áp dụng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Nếu muốn sử dụng cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn
  • Khi đã áp dụng cách xông tinh dầu mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí triệu chứng còn nặng hơn thì bệnh nhân nên đi khám tại các cơ sở y tế.
  • Nên tránh xa các tác nhân gây viêm mũi dị ứng, lưu ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch
  • Uống đủ nước để làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp hạn chế tình trạng nghẹt mũi và sổ mũi.

Tóm lại, xông tinh dầu có thể hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh viêm xoang. Tuy nhiên, liệu pháp này không thể điều trị dứt điểm bệnh, do đó người bệnh vẫn phải tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

6.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • saviroxim
    Công dụng thuốc Saviroxim

    Thuốc Saviroxim với nhiều dạng bào chế khác nhau (saviroxim 125, saviroxim 250, saviroxim 500) được chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn da mô mềm...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp cho người tổn thương gan do sử dụng bia rượu

    Kanzou Ukon mang lại nhiều công dụng nhờ sự kết hợp của 4 thành phần độc đáo như Mầm súp lơ, nghệ vàng,...

    Đọc thêm
  • selbako
    Công dụng thuốc Selbako

    Selbako là loại thuốc uống phổ biến được biết đến với công dụng trị ký sinh trùng, kháng virus, vi khuẩn và nấm. Để dùng thuốc Selbako an toàn và hiệu quả thì bạn nên tham khảo tư vấn từ ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Glitacin
    Công dụng thuốc Glitacin

    Thuốc Glitacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Glitacin là Levofloxacin được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • Cipromarksans
    Công dụng thuốc Cipromarksans

    Thuốc Cipromarksans thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn với thành phần chính là Ciprofloxacin Hydrochloride. Thuốc được chứng minh hiệu quả trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu,... Tham khảo ngay bài ...

    Đọc thêm
  • Azirode
    Công dụng thuốc Azirode

    Thuốc Azirode hiện nằm trong nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Công dụng thuốc Azirode được đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường hô hấp ...

    Đọc thêm