Chụp X-quang răng có những loại nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Phương Nga - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chụp X quang răng là một kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh nha khoa. Hiện nay đang có rất nhiều loại chụp X quang răng khiến nhiều người khó phân biệt. Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm kỹ hơn về các loại chụp X quang răng.

1. Chụp X quang răng là gì?

Chụp X quang răng chính là kỹ thuật giúp ghi lại rõ hình ảnh trong khoang miệng bao gồm răng, xương hàm, mô mềm. Kỹ thuật này giúp các bác sĩ dễ dàng kiểm tra và phát hiện những vấn đề liên quan đến sức khỏe răng miệng từ sâu bên trong như bị sâu, áp xe, nang, thậm chí là u hoặc các tình trạng bất thường khác. Ngoài ra, chụp Xquang răng còn giúp các bác sĩ tiện theo dõi sau khi điều trị nha khoa.

Trường hợp nào cần sử dụng kỹ thuật chụp X quang răng:

● Phát hiện và kiểm tra các vấn đề gây nên tổn thương cho răng như: Sâu răng, gãy, vỡ răng, các tổn thương về xương của xương hàm,...

● Phát hiện những răng mọc lệch hoặc những răng mọc xuyên vào trong nướu.

● Phát hiện những tình trạng bất thường hình thành trong khoang miệng như u hoặc mụt nhọt ở nướu.

● Hỗ trợ quá trình phẫu thuật tủy răng, nhổ răng cấm hay cấy ghép răng,...

● Hỗ trợ quá trình niềng răng

● Thăm khám sau quá trình điều trị bệnh nha khoa.

2. Chụp X quang răng có những loại nào?

Hiện nay có rất nhiều loại chụp X quang khiến chúng ta khó có thể phân biệt. Vậy chụp X quang răng có những loại nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bạn, cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm ra câu trả lời.

Chụp X-quang răng giúp ghi rõ lại những hình ảnh trong khoang miệng
Chụp X-quang răng giúp ghi rõ lại những hình ảnh trong khoang miệng

● Chụp X quang 01 răng

Đây được coi là kỹ thuật chụp phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh lý về răng. Với kỹ thuật này, hạn chế tối thiểu được liều tia, nhưng vẫn đủ để phát hiện vị trí răng bị tổn thương và một số răng bên cạnh.

● Chụp X quang vòng quanh răng

Chụp X quang vòng quanh răng sẽ cho ta được một hình ảnh tổng quát về hàm trên hàm dưới và răng. Kỹ thuật này rất khác so với những kỹ thuật chụp X quang răng khác, bạn sẽ không cần phải đề phim vào bên trong khoang miệng người chụp. Bạn chỉ cần ngồi yên để máy X-quang sẽ quay xung quanh người chụp.

Kỹ thuật này tăng khả năng phát hiện các bệnh về răng miệng như những cấu trúc ẩn hình bất thường mà không thể nhận biết bằng mắt thường hay những phim X-quang nhỏ khác.

● Chụp X quang toàn cảnh răng

Kỹ thuật chụp X quang toàn bộ khoang miệng sẽ cho ta cái nhìn tổng quát nhất về hàm, răng, xoang vùng mũi và khớp thái dương. Căn cứ vào phim chụp được, việc chẩn đoán sâu răng, khối u, u nang, áp xe, răng mọc lệch, ngầm, thừa mầm, tổn thương ở xương hàm, ... sẽ được tăng độ chính xác cũng như dễ dàng đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

● Chụp X quang răng 3 chiều

Kỹ thuật này được xem như một tiến bộ vượt bậc trong công nghệ. Chụp X quang răng 3 chiều giúp các bác sĩ có thể quan sát được những cấu trúc không thể thấy được bằng mắt thường. Sử dụng thiết bị X-quang quay kết hợp với các thiết bị kỹ thuật số hiện đại. Do đó, có thể thu được các hình ảnh X quang 3 chiều từ mô mềm, cơ, xương hàm thậm chí là ống dây thần kinh và các mạch máu.

3. Lưu ý trước khi chụp X quang răng

Bạn không cần chuẩn bị gì trước khi chụp X quang, việc này sẽ được chỉ định tùy trường hợp chứ không phải bất cứ ai cũng phải thực hiện.

Trường hợp bạn đang mang thai, cần phải báo ngay cho bác sĩ. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ cần thiết phải chụp không, vì trên thực tế tia X dù ít nhưng đều không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Với trường hợp cần thiết phải tiến hành chụp X quang thì bác sĩ sẽ cho mặc thiết bị bảo hộ an toàn ( tấm tạp dề chì che bụng sẽ giúp ngăn chặn tia X).

Nếu có hình ảnh chụp X quang răng trong khoảng thời gian ngắn gần đây thì không cần thiết phải chụp lại nữa.

4. Quy trình thực hiện

Quy trình chụp X quang răng được thực hiện theo các bước sau:

● Đeo tạp dề chì: Bước này rất cần thiết khi chụp X quang để giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tác động không tốt của tia x. Vùng cổ sẽ được che bằng một tấm vải (thyroid shield) giúp bảo vệ tuyến giáp khi chụp.

● Ngậm bìa cứng, nhằm giữ hình ảnh cho phim.

● Máy chụp X quang sẽ bao quanh đầu bạn và chụp hình toàn bộ hàm răng.

Bạn có thể súc miệng trước khi tiến hành chụp

Bạn nên súc miệng trước khi tiến hành chụp
Bạn nên súc miệng trước khi tiến hành chụp

Như vậy, với thông tin chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã biết được chụp X quang răng có những loại nào cũng như quy trình chụp X quang và lưu ý cần thiết. Đặc biệt hơn là việc quan tâm đến sức khỏe răng miệng của chính mình, thường xuyên kiểm tra định kỳ để có phương pháp bảo vệ răng một cách hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

21.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan