Khảo sát hình ảnh: Khi nào cần dùng chất cản quang?

Bài viết được viết bởi Th.S, BS. Tôn Nữ Trà My, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Chất cản quang thường được sử dụng trong một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: X-quang, CT giúp cải thiện hình ảnh, phân biệt giữa hình ảnh bình thường và hình ảnh bệnh lý hoặc giúp thu hẹp chẩn đoán dựa vào đặc tính bắt thuốc cản quang của mô bình thường và mô bệnh lý. Vậy trường hợp nào cần dùng đến chất cản quang?

1. Chất cản quang là gì? Tác dụng như thế nào?

Chất cản quang còn được gọi là thuốc cản quang hoặc chất tương phản là chất được đưa vào cơ thể trước khi chụp X-quang hoặc cắt lớp vi tính (CLVT hay CT) (xin xem thêm trong mục X quang và cắt lớp vi tính). Mục đích của chất cản quang là nhằm cải thiện hình ảnh, giúp phân biệt giữa hình ảnh bình thường và hình ảnh bệnh lý hoặc giúp thu hẹp chẩn đoán, loại trừ với các chẩn đoán khác nhờ vào sự khác biệt trong đặc tính bắt thuốc cản quang của mô bình thường và các loại mô bệnh lý khác nhau.

Chất cản quang được đưa vào cơ thể thông thường bằng một trong ba cách sau:

  • Nuốt (bằng cách uống hoặc bơm vào dạ dày);
  • Bơm trực tiếp vào cho trực tràng;
  • Tiêm vào tĩnh mạch hoặc động mạch.

Sau khi vào cơ thể, chất cản quang sẽ được cơ thể hấp thu hoặc loại bỏ thông qua nước tiểu hoặc nhu động ruột.


Tiêm vào tĩnh mạch là một cách đưa chất cản quang vào cơ thể
Tiêm vào tĩnh mạch là một cách đưa chất cản quang vào cơ thể

Có 02 loại chất cản quang chính được sử dụng trong chụp X-quang và chụp cắt lớp vi tính (CLVT, CT) là Bari-sulfat và chất cản quang có chứa iốt.

Barium-sulfate là chất cản quang phổ biến nhất được dùng bằng đường uống hoặc bơm vào trực tràng.

Chất cản quang iốt thường được sử dụng tiêm vào tĩnh mạch.

2. Khi nào cần sử dụng chất cản quang?

2.1. Chất cản quang đường uống

Chất cản quang barium-sulfate được nuốt hoặc uống (bằng miệng) trong chụp X-quang, cắt lớp vi tính (CLVT) để đánh giá một số bệnh lý của đường tiêu hóa (GI) ở:

  • Hầu họng;
  • Thực quản;
  • Dạ dày;
  • Ruột non;
  • Ruột già (đại tràng).

Trong một số trường hợp, chất cản quang iốt được thay thế cho barium-sulfate để uống.

2.2. Chất cản quang đường trực tràng

Chất cản quang barium-sulfate được sử dụng trong chụp X-quang, cắt lớp vi tính (CLVT) để đánh giá bệnh lý đường tiêu hóa dưới (GI) (đại tràng và trực tràng).

Trong một số trường hợp, chất cản quang iốt được thay thế cho barium-sulfate để bơm vào trực tràng.


Chụp cắt lớp vi tính tiêm chất cản quang giúp chẩn đoán các bệnh lý đường trực tràng
Chụp cắt lớp vi tính tiêm chất cản quang giúp chẩn đoán các bệnh lý đường trực tràng

2.3. Chất cản quang đường tĩnh mạch

Các chất cản quang i-ốt được tiêm vào tĩnh mạch để tăng cường hình ảnh X-quang và CLVT trong đánh giá các cơ quan nội tạng, bao gồm: tim, phổi, gan, tuyến thượng thận, thận, tuyến tụy, túi mật, lá lách, tử cung và bàng quang; đánh giá đường tiêu hóa bao gồm dạ dày, ruột non và ruột già; khảo sát các động mạch và tĩnh mạch của cơ thể bao gồm các mạch trong não, cổ, ngực, bụng, chậu, chi trên, chi dưới, đánh giá sọ não, cổ, ngực, mô mềm của cơ thể.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: ACR Manual on Contrast Media, radiologyinfo.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe