Chụp cắt lớp vi tính sọ não có hại không

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trường Đức - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Y học hạt nhân - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City. Bác sĩ Đức đã có hơn 17 năm kinh nghiệm về chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh.

Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng tia X để thu thập hình ảnh các bộ phận cơ thể một cách rõ nét đã đặt ra câu hỏi về sự an toàn trong chụp cắt lớp vi tính đặc biệt là CT sọ não.

1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não là gì?

Chụp cắt lớp vi tính sọ não là sử dụng tia X quét liên tục lên vùng đầu và mặt của bệnh nhân. Hình ảnh thu được sẽ được xử lý trên hệ thống vi tính, giúp tái tạo lại cấu trúc chi tiết của hộp sọ và mô não bên trong theo lát cắt ngang mà từ đó bác sĩ sẽ phát hiện và chẩn đoán, đánh giá được những tổn thương hay bệnh lý bất thường của não bộ.

Trong một số trường hợp chụp CT sọ não, bệnh nhân sẽ được tiêm chất cản quang vào tĩnh mạch ở tay hay vào trong ống sống giúp làm nổi bật các cấu trúc và cơ quan để bác sỹ dễ dàng hơn. Chất cản quang này còn giúp kiểm tra dòng lưu thông của máu và kiểm tra xem có khối u, vùng viêm nhiễm hay tổn thương về thần kinh hay không.

Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho phép chẩn đoán hình ảnh chi tiết, chính xác

2. Chụp cắt lớp vi tính sọ não nên được sử dụng khi nào?

Bác sĩ có thể chỉ định chụp CT sọ não cho bệnh nhân để chẩn đoán hay theo dõi một số bệnh lý sau:

  • Các bệnh lý do chấn thương đầu mặt.
  • Các bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải ở vùng đầu mặt như dị tật bẩm sinh ở sọ não, não úng thủy, liền khớp sọ...
  • Các bệnh lý viêm, nhiễm trùng vùng đầu, mặt, xoang, tai – xương chũm.
  • Các bệnh lý tai biến mạch não.
Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ tại nhà
Bệnh nhân đột quỵ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não

3. Chụp cắt lớp vi tính sọ não có hại không?

Nhìn chung chụp cắt lớp vi tính sọ não là phương pháp tương đối an toàn và có tỷ lệ xảy ra rủi ro rất thấp vì liều lượng bức xạ do tia X gây ra trong suốt quá trình chụp được hạn chế tối thiểu ở mức cho phép. Bên cạnh đó các tiến bộ về công nghệ cũng giúp cho thời gian chụp CT được rút ngắn đáng kể và giảm thiểu thời gian tiếp xúc của người bệnh với bức xạ.

Tuy nhiên với các trường hợp phụ nữ mang thai hoặc đang nghi ngờ có thai thì không nên sử dụng CT scan vì có thể khiến thai nhi mắc phải những ảnh hưởng tiêu cực. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thì bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ và sử dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt.

Trong một số trường hợp chụp CT kết hợp tiêm thuốc cản quang giúp làm nổi bật các tổn thương hoặc cấu trúc bất thường trên hình chụp. Từ đó bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện và phân biệt chúng so với các cấu trúc xung quanh. Mặc dù thuốc cản quang thường không gây ra phản ứng với cơ thể, chỉ một số ít trường hợp người bệnh gặp các phản ứng không mong muốn do dị ứng thuốc như cảm giác nóng rát, khó thở, tụt huyết áp. Tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp và hoàn toàn có thể khắc phục được nếu phát hiện kịp thời do đó chụp cắt lớp não có tiêm thuốc cản quang vẫn được đánh giá là an toàn, không gây nguy hiểm tới sức khỏe.

Giãn tĩnh mạch sẽ không cải thiện nếu bạn tiếp tục mang thai
Phụ nữ mang thai không được chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan