Chỉ định múc nội nhãn

Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thái Hưng - Bác sĩ Mắt, Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Múc nội nhãn là phẫu thuật thực hiện cắt nhãn cầu, giác mạc, cũng như các tổ chức bên trong nhãn cầu. Múc nội nhãn được chỉ định trong các trường hợp như chấn thương gây vỡ nhãn cầu và một số bệnh lý về mắt khác.

1. Múc nội nhãn là gì?

Múc nội nhãn là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ các tổ chức ở bên trong nhãn cầu và giác mạc, chỉ giữ lại kết mạc, vỏ củng mạc và bao tenon.

2. Chỉ định múc nội nhãn

Phẫu thuật múc nội nhãn được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Chấn thương vỡ nhãn cầu và không thể bảo tồn.
  • Mất toàn bộ chức năng của mắt, không thể bảo tồn.
  • Đau nhức mắt và hoàn toàn không thể nhìn thấy.
  • Viêm mủ toàn nhãn cầu.
  • Người bệnh lắp mắt giả.
  • Đột ngột chảy máu khi thực hiện phẫu thuật nội nhãn.

Phẫu thuật múc nội nhãn chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Teo nhãn cầu quá mức.
  • Bệnh nhân u nội nhãn.
Đau đầu vùng thái dương kèm ù tai là bệnh gì?
Phẫu thuật múc nội nhãn được chỉ định đối với bệnh nhân đau nhức mắt và không thể nhìn thấy

3. Quy trình thực hiện phẫu thuật múc nội nhãn

Quy trình thực hiện phẫu thuật múc nội nhãn gồm các bước sau:

  • Bước 1: Thực hiện phương pháp vô cảm gây tê vùng cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp có thể kết hợp tiền mê.
  • Bước 2: Thực hiện phẫu thuật bóc tách kết mạc ở quanh rìa ra phía sau.
  • Bước 3: Cắt củng mạc ở phía sau rìa 3mm bằng dao, kéo.
  • Bước 4: Dùng cặp để cố định mép của củng mạc.
  • Bước 5: Múc nội nhãn và nạo sạch toàn bộ hắc mạc ra khỏi củng mạc.
  • Bước 6: Thực hiện đốt cầm máu củng mạc, đầu thị thần kinh.
  • Bước 7: Khâu kết mạc và củng mạc.
  • Bước 8: Tra thuốc mỡ kháng sinh và thuốc sát trùng cho bệnh nhân, băng ép mắt. Sau phẫu thuật cần sát trùng và thay băng vết thương hàng ngày. Đặt khuôn, 1 tuần sau khi phẫu thuật múc nội nhãn tiến hành lắp mắt giả.
Mắt
Chỉ định múc nội nhãn

4. Biến chứng sau múc nội nhãn và cách xử trí

Trong khi phẫu thuật múc nội nhãn: Nếu bệnh nhân chảy máu nhiều cần bằng đốt và ép chặt để cầm máu.

Sau khi phẫu thuật múc nội nhãn: Nếu bệnh nhân chảy máu nhiều cần được băng ép chặt để cầm máu. Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn cần được điều trị kháng sinh tại chỗ cũng như toàn thân.

5. Đánh giá lắp mắt giả sau múc nội nhãn

Sau phẫu thuật múc nội nhãn, bệnh nhân lắp mắt giả cần được theo dõi và đánh giá như sau:

  • Tốt: Mắt giả được lắp giống mắt thật và có khả năng vận động tương tự mắt thật.
  • Trung bình: Mắt giả được lắp gần giống mắt thật và khả năng vận động còn hạn chế so với mắt thật.
  • Xấu: Bệnh nhân không thể thực hiện lắp mắt giả và gặp các biến chứng như đào thải bị độn, hở mỏm cụt. Hoặc mắt giả được lắp nhưng không giống mắt thật và vận động khó khăn hơn so với mắt thật.
Lắp mắt giả
Sau múc nội nhãn cần theo dõi và đánh giá tình trạng lắp mắt giả

Chỉ định múc nội nhãn trong những trường hợp như chấn thương mắt, nhãn cầu bị vỡ hoàn toàn, mắt hoàn toàn không còn chức năng nhìn và không thể được điều trị để bảo tồn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan