Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Minh Tuấn - Bác sĩ Tai mũi họng - Phẫu thuật đầu cổ - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Tình trạng ù tai có thể gặp ở 1 hoặc cả 2 bên tai. “Cách chữa bệnh ù tai trái thế nào?” hay “cách chữa ù tai phải ra sao?”, “thuốc chữa ù tai hiệu quả?”... Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Ù tai do đâu?
Có nhiều nguyên nhân ù tai, bao gồm cả thói quen sinh hoạt, bệnh lý và môi trường sống như:
- Mất thính lực: Các tế bào lông trong ốc tai có thể bị mất đi, không có khả năng phục hồi cùng với tuổi tác và quá trình lão hoá. Do đó, sự thay đổi này cũng có thể khiến cho bạn bị mất thính lực và ù tai.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Nếu bạn sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn nhiều ngày. Tiếng ồn với cường độ lớn, thường xuyên có thể khiến cho tai của bạn bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng ù tai, thậm chí là suy giảm thính lực và điếc tai.
- Nhiễm trùng: Các bệnh nhiễm trùng ở tai như viêm tai giữa, nhiễm trùng tai... nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ù tai và suy giảm thính lực.
- Bệnh Meniere: Đây là 1 hội chứng rối loạn ít gặp nhưng nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tai, cụ thể là tai trong. Chúng có thể gây ra tình trạng ù tai, giảm thính lực. Thường thì hội chứng này còn kèm theo các biểu hiện khác như chóng mặt và đau đầu.
- Rối loạn tuần hoàn máu: Tai trong hoạt động tốt là nhờ tuần hoàn máu mang oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng thần kinh thính giác. Tuần hoàn máu bị rối loạn sẽ khiến quá trình này bị ảnh hưởng và gây ù tai, có tiếng kêu trong tai.
- Chức năng thận suy giảm: Theo quan điểm của đông y, chức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng tới thính lực, khiến bạn bị ù tai, có tiếng kêu trong tai. Đây là nguyên nhân gây ù tai phổ biến nhưng chưa được quan tâm đúng mức.
2. Thuốc chữa ù tai hiệu quả
Ù tai thực tế không phải là 1 bệnh mà nó là triệu chứng cho thấy bạn đang có vấn đề nào đó về thính lực và sức khỏe. Một số trường hợp, ù tai có thể xuất phát từ sự căng thẳng quá mức, mệt mỏi. Do đó, bạn có thể chỉ thay đổi chế độ ăn, nghỉ ngơi thì ù tai sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.
Để chữa ù tai hiệu quả, bạn chú ý không nên tự ý dùng thuốc. Bởi nếu dùng thuốc chữa ù tai không đúng cách có thể làm cho tình trạng nặng hơn. Các thuốc chữa ù tai nhằm mục đích điều trị nguyên nhân từ gốc và các triệu chứng. Những thuốc chữa ù tai thường được dùng như:
2.1 Thuốc chữa ù tai được bác sĩ kê đơn
- Betaserc: Thuốc Betaserc có chứa thành phần chính là Betahistine Dihydrochloride. Thuốc có tác dụng kích thích tăng tuần hoàn đến vùng ốc tai và toàn bộ não bộ. Từ đó giúp cải thiện sự lưu thông máu ở vận mạch của tai trong, đồng thời gia tăng tuần hoàn máu não ở người bệnh và điều trị chóng mặt, ù tai hiệu quả.
- Piracetam: Thuốc Piracetam 3g thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, có chứa thành phần chính là Piracetam. Thuốc có tác dụng chống lại rối loạn chuyển hóa do thiếu máu cục bộ gây ra. Từ đó giúp làm tăng khả năng sử dụng glucose của não bộ và tăng phóng thích dopamin, cải thiện hiệu quả tình trạng suy giảm tuần hoàn máu não, chóng mặt và ù tai ở người bệnh.
- Stugeron: Thành phần Cinnarizin trong thuốc Stugeron hoạt động bằng cách chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình, đồng thời ức chế hoạt hóa quá trình tiết acetylcholin và histamin. Sử dụng thuốc sẽ giúp giảm co bóp cơ trơn mạch máu, nhờ đó giảm thiểu sự hiện diện của ion calci. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng hoa mắt, ù tai, choáng váng, đau đầu do nguyên nhân mạch máu, kém tập trung hoặc mất trí nhớ.
2.2 Các thuốc khác
Bác sĩ cũng có thể kê một số thuốc khác để chữa ù tai như:
- Thuốc kháng Histamin: chống tiết dịch trong trường hợp bị dị ứng, viêm tai giữa,
- Thuốc chống trầm cảm: Clomipramine; Desipramine; Imipramine; Nortriptyline; Protriptyline; Alprazolam; Clonazepam; Diazepam và Lorazepam,...
Các thuốc chữa ù tai này bắt buộc phải có sự hướng dẫn, tư vấn, chỉ định từ bác sĩ/ dược sĩ mới được dùng. Bạn không nên tự ý dùng vì nó có thể gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe rất khó kiểm soát.
2.3 Thuốc chữa ù tai bằng Đông y
Trong Y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc chữa ù tai hiệu quả. Một số loại thảo dược được dùng phổ biến trong các bài thuốc chữa ù tai như: Cây cối xay, cẩu tích, cốt toái bổ, câu kỷ tử... Để chữa ù tai tốt hơn, người bệnh nên kết hợp các thảo dược này trong cùng một bài thuốc.
Việc dùng các thảo dược thế nào, liều lượng ra sao, thời gian dùng thì bạn cần có sự tư vấn từ các thầy thuốc. Dùng các vị thuốc Đông y chữa ù tai có ưu điểm là lành tính. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, cần có sự tư vấn, hướng dẫn của thầy thuốc nhằm phối hợp các vị, gia giảm liều lượng cho phù hợp.
Trên đây là 1 số cách chữa ù tai, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có các cách chữa ù tai khác nhau. Do đó, bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi muốn dùng bất kỳ phương pháp nào.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe KIM THÍNH - Giúp tăng cường thính giác
Kim Thính chứa các thành phần thảo dược như: Cây cối xay, đan sâm, cẩu tích, câu kỷ tử cốt toái bổ thục địa giúp:
- Giảm các triệu chứng ù tai, nghe kém, suy giảm thính lực, nghe không rõ.
- Hỗ trợ tăng cường lưu thông khí huyết, giúp tăng cường sức khỏe thính giác.
95% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của Kim Thính, trong đó có 81% giảm tần suất ù tai, nghe rõ hơn và cải thiện được tình trạng đau, viêm tai - Theo khảo sát của VN Economy năm 2022.
Thành phần
Cao cối xay, cao vảy ốc, cao đan sâm, cao cẩu tích, cao thục địa, cao câu kỷ tử, L-carnitine fumarate…
Đối tượng sử dụng
- Người bị suy giảm thính lực như: Ù tai, nghễnh ngãng, nghe không rõ.
- Người bị suy giảm thính lực sau khi mắc các bệnh về tai.
Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược Phẩm Á Âu
Thông tin chi tiết về sản phẩm mời bạn xem TẠI ĐÂY
Sản phẩm được bán tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc.
(XNQC: 1034/2020/XNQC-ATTP)
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh