Xét nghiệm Pap - Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung

Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư cổ tử cung là nhiễm virus papilloma ở người (HPV). Có hơn 100 loại HPV khác nhau, tuy nhiên, hầu hết các loại vi-rút không gây ung thư. Ít nhất 80 % phụ nữ bị phơi nhiễm với virus HPV trong suốt cuộc đời của họ. Hầu hết thời gian, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ loại bỏ vi-rút trước khi nó gây hại.

1. Những nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung

Qua các nghiên cứu nhận thấy:

  • Các loại HPV nguy cơ thấp - Các loại HPV 6 và 11 có thể gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và hiếm khi gây ung thư cổ tử cung
  • Các loại HPV nguy cơ cao - HPV loại 16 và 18 là hai trong số các loại có nguy cơ cao. Mặc dù hầu hết những phụ nữ bị nhiễm các loại HPV nguy cơ cao không phát triển ung thư cổ tử cung, nhưng phụ nữ có kết quả dương tính với HPV nguy cơ cao trong nhiều năm sẽ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. HPV lây lan qua tiếp xúc trực tiếp giữa da với da, bao gồm quan hệ tình dục, quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc bất kỳ tiếp xúc nào khác liên quan đến khu vực bộ phận sinh dục (ví dụ: tiếp xúc tay với bộ phận sinh dục). Không thể bị nhiễm vi-rút HPV bằng cách chạm vào một vật thể, chẳng hạn như chỗ vệ sinh.

Hầu hết những người bị nhiễm vi-rút không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV là nhất thời. Khi virus vẫn tồn tại (trong 10 đến 20 % trường hợp), có khả năng phát triển tiền ung thư cổ tử cung hoặc ung thư. Tuy nhiên, thường phải mất nhiều năm để nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung.

HPV lây truyền qua quan hệ tình dục, việc có nhiều bạn tình có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Bao cao su chỉ bảo vệ một phần. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung lên gấp bốn lần, cũng như tình trạng suy yếu hệ thống miễn dịch do dùng thuốc.

Hiện đã có vắc-xin giúp ngăn ngừa nhiễm một số loại HPV nguy cơ cao được khuyến nghị cho bé gái hoặc phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 và cho bé trai hoặc nam giới trong độ tuổi từ 9 đến 21 tuổi. Vac xin có thể được tiêm cho tới khi 26 tuổi. Ngừng hút thuốc được khuyến khích cho những người đang hút thuốc.

2. Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng "Xét nghiệm Pap"


Xét nghiệm Pap là xét nghiệm sàng lọc truyền thống
Xét nghiệm Pap là xét nghiệm sàng lọc truyền thống

Xét nghiệm Pap là phương pháp kiểm tra các tế bào từ cổ tử cung

Để thực hiện xét nghiệm Pap, Bác sĩ sẽ khám và sử dụng bàn chải nhỏ hoặc thìa để thu thập các tế bào từ cổ tử cung. Các tế bào được làm mờ trên phiến kính (gọi là phết tế bào Pap )

Xét nghiệm HPV - có thể được thực hiện cùng với xét nghiệm Pap hoặc như một xét nghiệm riêng biệt. Giống như xét nghiệm Pap, xét nghiệm HPV được thực hiện trong khi khám phụ khoa, sử dụng một bàn chải nhỏ để lấy mẫu từ cổ tử cung. Các xét nghiệm HPV không kiểm tra tất cả các loại HPV khác nhau, chỉ kiểm tra các chủng vi-rút có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao nhất.

3. Đối tượng nên sàng lọc ung thư cổ tử cung

Phụ nữ trẻ - Ở Hoa Kỳ, quy định sàng lọc ung thư cổ tử cung từ tuổi 21, một số quốc gia khác cho rằng sàng lọc bắt đầu ở tuổi 25. Ung thư cổ tử cung rất hiếm ở phụ nữ trẻ. Không nên sàng lọc trước 21 tuổi ở trẻ em gái và phụ nữ có hoạt động tình dục vì nguy cơ kết quả dương tính giả rất cao (nghĩa là không chỉ ra tình trạng tiền ung thư) vì nhiều trường hợp nhiễm papillomavirus ở người (HPV) trong nhóm này là nhất thời.

Ngay cả khi đã tiêm vắc-xin ngừa HPV, khách hàng vẫn sẽ cần sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ lớn tuổi - Hầu hết các chuyên gia cho rằng nhiều phụ nữ từ 65 tuổi trở lên có thể ngừng sàng lọc ung thư cổ tử cung, mặc dù điều này phụ thuộc vào các yếu tố nguy cơ của họ.

Ví dụ, khách hàng có thể cần tiếp tục sàng lọc ung thư cổ tử cung ngoài 65 tuổi nếu:

  • Đã từng hoặc đang hút thuốc
  • Từng có xét nghiệm Pap bất thường, xét nghiệm HPV bất thường hoặc điều trị các tổn thương cổ tử cung tiền ung thư (các tế bào bất thường có thể dẫn đến ung thư).
  • Có bạn tình mới kể từ lần xét nghiệm Pap cuối cùng.
  • Đã tiếp xúc với diethylstilbestrol (DES) khi bạn còn trong bụng mẹ - DES là một loại thuốc được dùng cho nhiều phụ nữ trước năm 1981 để ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ. Thai nhi bị phơi nhiễm khi còn trong bụng mẹ có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định - bao gồm ung thư cổ tử cung - sau này trong cuộc sống.
  • Từ 65 tuổi trở lên và không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào ở trên, hầu hết các chuyên gia đều cảm thấy rằng có thể ngừng sàng lọc ung thư cổ tử cung nếu:
  • Đã có các xét nghiệm sàng lọc thường xuyên trong quá khứ
  • Có ít nhất ba xét nghiệm Pap bình thường liên tiếp hoặc hai xét nghiệm Pap và HPV kết hợp bình thường trong 10 năm qua, gần đây nhất là trong vòng năm năm qua

Sau phẫu thuật cắt tử cung - Phụ nữ đã cắt bỏ toàn bộ tử cung không cần xét nghiệm Pap, trừ khi:

  • Cắt tử cung nhưng không cắt bỏ cổ tử cung
  • Phẫu thuật cắt tử cung của bạn đã được thực hiện do ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư
  • Đã tiếp xúc với diethylstilbestrol (DES) khi còn trong bụng mẹ

4. Tần suất làm xét nghiệm Pap


Sàng lọc được khuyến nghị ba hoặc năm năm cho hầu hết phụ nữ trên 21 tuổi
Sàng lọc được khuyến nghị ba hoặc năm năm cho hầu hết phụ nữ trên 21 tuổi

Trước đây các chuyên gia khuyên rằng mọi phụ nữ đều nên được kiểm tra ung thư cổ tử cung hàng năm. Điều này đã thay đổi. Tùy thuộc vào độ tuổi và cách được sàng lọc, sàng lọc được khuyến nghị ba hoặc năm năm cho hầu hết phụ nữ trên 21 tuổi.

Có thể cần xét nghiệm thường xuyên hơn nếu kết quả xét nghiệm không bình thường hoặc đối với phụ nữ mắc virus do suy giảm miễn dịch ở người (HIV) hoặc các bệnh lý thuộc hệ thống miễn dịch khác.

Xét nghiệm Pap hoặc xét nghiệm papillomavirus ở người (HPV) có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số bác sĩ khuyên bạn nên đợi cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc trước khi làm xét nghiệm Pap.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn: uptodate 2019

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe