Sàng lọc sớm nguy cơ tiền sản giật trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Bài viết bởi Bác sĩ Trình Ngọc Lam và Nữ hộ sinh Đặng Thị Nghĩa - Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.

Tiền sản giật là một biến chứng hay gặp nhất trong thai kỳ, thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của tuổi thai và kéo dài đến 6 tuần sau khi sinh. Tiền sản giật là một trong năm tai biến sản khoa nghiêm trọng trong thời kỳ thai nghén, xuất hiện nhiều nhất ở ba tháng cuối.

1. Tiền sản giật ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai kỳ như thế nào?

Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng cho mẹ: tăng huyết áp, nhau bong non, phong huyết tử cung – nhau, hội chứng HELLP (tán huyết diện rộng...), sản giật, bệnh thận sau này ... và có thể dẫn đến tử vong; Nguy cơ cho bé như: sinh non, thai chậm phát triển trong bụng mẹ, thai chết lưu...

Theo thống kê toàn cầu, mỗi năm có:

  • Hơn 10 triệu phụ nữ bị ảnh hưởng sức khỏe bởi tiền sản giật.
  • Khoảng 76.000 phụ nữ tử vong do tiền sản giật, sản giật.
  • 500.000 trẻ sơ sinh thiệt mạng vì biến chứng này.

Phát hiện sớm dấu hiệu tiền sản giật có ý nghĩa rất lớn, giúp bác sĩ lên kế hoạch can thiệp kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Chẩn đoán tiền sản giật chủ yếu dựa vào huyết áp cao và nồng độ protein trong nước tiểu (đạm niệu). Hiện nay đã có phương pháp xét nghiệm máu giúp phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng sớm, hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và tiên lượng tiền sản giật sớm.

2. Sàng lọc sớm nguy cơ tiền sản giật trong 3 tháng đầu của thai kỳ

Liệu rằng có thể phát hiện nguy cơ tiền sản giật sớm hơn không? Câu trả lời là có!

Có thể biết nguy cơ mắc tiền sản giật bằng cách xét nghiệm sàng lọc yếu tố tiền sản giật trong khoảng thời gian từ tuần 11 đến tuần 14 của thai kỳ. Thai phụ có thể làm xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật cùng thời điểm với xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi Double-Test. Xét nghiệm này không cần lấy quá nhiều máu mẹ (chỉ 2ml), và không làm ảnh hưởng đến thai nhi.


Tất cả phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật để xác định nguy cơ mắc tiền sản giật cao hay không
Tất cả phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật để xác định nguy cơ mắc tiền sản giật cao hay không

Tất cả phụ nữ mang thai nên làm xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật để xác định nguy cơ mắc tiền sản giật cao hay không. Sàng lọc tiền sản giật bao gồm xét nghiệm máu, đo huyết áp và siêu âm. Sàng lọc nguy cơ tiền sản giật là một bước đơn giản, hiệu quả và quan trọng để phát hiện nguy cơ tiền sản giật trong thai kỳ sớm. Từ kết quả này nếu có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ có đủ thời gian cùng thai phụ và người thân thực hiện kế hoạch dinh dưỡng và điều trị, đảm bảo quá trình mang thai khỏe mạnh và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ và em bé.

Những thai phụ có nguy cơ tiền sản giật cao có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc để sàng lọc sớm tiền sản giật. Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Chương trình chăm sóc Thai sản trọn gói, bao gồm các gói:

  • Thai sản trọn gói 12 tuần
  • Thai sản trọn gói 27 tuần
  • Thai sản trọn gói 36 tuần
  • Thai sản trọn gói - chuyển dạ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02973985588 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Điều trị tiền sản giật, sản giật: Hướng dẫn Quốc gia các dịch vụ Chăm sóc Sức khỏe sinh sản – Bộ Y tế, Việt Nam 2016.
  2. Tăng HA: Hội Tim – Mạch Việt Nam.
  3. Rolnik DL, Wright D, Poon LCY, Nicolaides KH. ASPRE trial: performance of screening for preterm pre-eclampsia. Ultrasound Obstet Gynecol. 2017 Oct;50(4):492-495.
  4. Tan MY, Wright D, Poon LCY, Nicolaides KH. Comparison of diagnostic accuracy of early screening for pre-eclampsia by NICE guidelines and a method combining maternal factors and biomarkers: results of SPREE. Ultrasound Obstet Gynecol. 2018 Mar 14.
  5. Phương pháp xét nghiệm máu phát hiện sớm tiền sản giật. Roche Việt Nam, 17/4/2018.
Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe