Tuổi nào là quá muộn để sinh con?

Tuổi nào là quá muộn để sinh con? Đây là câu hỏi đã và đang được rất nhiều người quan tâm. Cuối thế kỷ 20, xu hướng trì hoãn sinh con đầu lòng cho đến độ tuổi mà khả năng sinh sản của phụ nữ thấp hơn đã làm tăng tỷ lệ vô sinh do tuổi tác. Xu hướng và hậu quả của nó cũng đã kích thích sự quan tâm đến các yếu tố có thể có ở nam và nữ có thể góp phần vào sự suy giảm khả năng sinh sản theo tuổi. Đọc thêm bài viết dưới đây để có câu trả lời phù hợp cho bạn.

Ở nữ, số lượng tế bào trứng giảm dần theo tuổi cho đến khi mãn kinh. Chất lượng tế bào trứng cũng giảm, một phần do tăng thể dị bội vì các yếu tố như thay đổi tính toàn vẹn của thoi. Mặc dù tuổi già của nam giới ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, những bất thường trong nhiễm sắc thể của tinh trùng và trong một số thành phần của phân tích tinh dịch ít quan trọng hơn tần suất giao hợp.

Tuổi tác cũng chính xác như bất kỳ yếu tố dự đoán thụ thai nào khác bằng công nghệ hỗ trợ sinh sản. Sự suy giảm khả năng sinh sản trở nên có liên quan về mặt lâm sàng khi phụ nữ bước qua tuổi 30, khi ngay cả việc điều trị hỗ trợ sinh sản cũng không thể bù đắp cho sự suy giảm khả năng sinh sản liên quan đến việc trì hoãn nỗ lực thụ thai. Mang thai ở phụ nữ trên 40 tuổi có nhiều biến chứng nặng hơn, sinh non nhiều hơn, dị tật bẩm sinh nhiều hơn và phải can thiệp nhiều hơn khi sinh. Dưới đây là những thông tin hữu ích về việc xác định độ tuổi phù hợp cho việc sinh con.

1. Tuổi nào là quá muộn để sinh con?

Những người nổi tiếng Hollywood tự hào về sức khỏe của họ khi có thể sinh em bé mặc dù đã bước vào tuổi ba mươi và thậm chí bốn mươi. Tuy nhiên, trên thực tế, đồng hồ sinh học của mỗi người vẫn hoạt động bình thường khi tuổi của chúng ta tăng lên. William E. Gibbons, Giám đốc Chương trình Sinh sản Gia đình tại Texas Children’s Pavilion for Women và Giám đốc Phòng Nội tiết Sinh sản và Vô sinh cho biết: “Phụ nữ ở tuổi 40 có thể có ngoại hình của cô gái mới 20 tuổi nhưng có một sự thật rằng họ vẫn có trứng ở tuổi 40”.

Ở phụ nữ lớn tuổi, vấn đề với trứng là về cả số lượng và chất lượng. Phụ nữ được sinh ra với tất cả những quả trứng mà họ sẽ có trong cuộc đời. Khi mới sinh, mỗi đứa trẻ có thể có hơn một triệu trứng nhưng khi đến tuổi dậy thì số lượng trứng giảm mạnh, chỉ còn lại khoảng 300.000. Trong số đó, chỉ một vài trăm trứng sẽ trưởng thành và rụng trứng trong những năm sinh sản của bạn. Phần còn lại - khoảng một nghìn quả một tháng - chỉ đơn giản là bị mất trong một quá trình gọi là “mất tích”. Những quả trứng tốt nhất về mặt di truyền sẽ chín và được rụng đầu tiên.

Angela Chaudhari, MD, một bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Northwestern Memorial ở Chicago, cho biết thêm rằng: Khi trứng già đi, chúng có nhiều khả năng bị đột biến do quá trình lão hóa. Ở phụ nữ lớn tuổi, những yếu tố này ảnh hưởng đến cả khả năng mang thai và khả năng sảy thai cũng tăng lên. Những bà mẹ lớn tuổi cũng có nhiều khả năng sinh ra những đứa trẻ có biến đổi về nhiễm sắc thể, biểu hiện điển hình là hội chứng Down.

Về sức khỏe của mỗi người phụ nữ, những năm sinh sản chính thức bắt đầu từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên và kết thúc vào thời kỳ mãn kinh. Tiến sĩ Gibbons nói rằng, về mặt sinh học, thời điểm tốt nhất để phụ nữ cố gắng thụ thai là trong độ tuổi từ 18 đến 30. Đồng hồ sinh học thực sự bắt đầu kêu ở tuổi 32, khi các bác sĩ có thể phát hiện ra sự suy giảm chất lượng trứng và do đó, khả năng sinh sản cũng suy giảm theo, Gibbons nói. Mỗi năm sau 32 tuổi, cơ hội sinh con của phụ nữ sẽ giảm xuống. Dưới đây là mốc thời gian sinh sản khi phụ nữ bước vào cuối tuổi 30 và 40, theo Gibbons:

  • Ở tuổi 35: 1/5 trứng trong buồng trứng là bình thường về mặt di truyền.
  • Ở tuổi 40, 1/9 là bình thường.
  • Ở tuổi 45, con số giảm xuống còn một trên 15%.
Tuổi sinh đẻ
Tuổi sinh đẻ

Hay nói cách khác là tỷ lệ sinh sản của phụ nữ có xu hướng giảm theo số lượng trứng trung bình của một phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào. Một cô gái bắt đầu dậy thì với từ 300.000 đến 500.000 trứng. Con số này có thể giảm xuống khoảng 25.000 ở tuổi 37 và tiếp tục giảm xuống 1.000 hoặc ít hơn vào năm 51 tuổi.

Về việc trì hoãn kế hoạch làm mẹ và điều trị vô sinh, Tiến sĩ Chaudhari nói: “Tôi nghĩ rằng nhiều phụ nữ phải chờ đợi lâu hơn để có thai do nhiều yếu tố, chẳng hạn như kết hôn muộn và bận rộn với sự nghiệp của họ. Các phương pháp điều trị sinh sản có thể giúp những phụ nữ lớn tuổi mang thai nhưng tỷ lệ thành công không phải lúc nào cũng cao”. Phụ nữ lớn tuổi có thể không nhận ra đồng hồ sinh học của họ đang hoạt động chống lại họ như thế nào. Gibbons đã phát biểu rằng: “Một số phụ nữ trên 40 tuổi thường có những kỳ vọng phi thực tế. Họ tin tưởng vào các phương pháp điều trị vô sinh sẽ là giải pháp giải quyết vấn đề rắc rối của họ.” Một nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu Đại học Yale đã đưa ra nhận định đó.

Họ phát hiện ra rằng, ngày càng nhiều phụ nữ từ 43 tuổi trở lên đang tìm đến các phòng khám hiếm muộn vì quan niệm sai lầm rằng có thể mang thai ngay lập tức bất chấp tuổi tác của họ. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), dẫn đến việc sinh sống cho ít hơn 7% phụ nữ 43 tuổi đã sử dụng trứng của chính mình. Tuy nhiên, có thai bằng cách sử dụng trứng hiến tặng có thể làm tăng cơ hội mang thai lên đáng kể.

Gibbons nói: “Một người phụ nữ 45 tuổi sẽ có tỷ lệ mang thai tương đương với một người phụ nữ 25 tuổi nếu cô ấy đang sử dụng một quả trứng 25 tuổi. Tuy nhiên, sinh con ở độ tuổi lớn có thể khiến đối tượng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao và tiền sản giật. Bà cho biết thêm: “Lần mang thai đầu ở những phụ nữ lớn tuổi có tỷ lệ mổ lấy thai cao hơn so với những phụ nữ trẻ hơn”. Nếu bạn đang trong độ tuổi sinh nở nhưng chưa sẵn sàng cho việc làm mẹ, bạn có các lựa chọn. Phương pháp đầu tiên là đông lạnh trứng để sử dụng sau này, một quá trình được gọi là bảo quản đông lạnh tế bào trứng. Đó là một lựa chọn đắt tiền, có giá tới 25.000 đô la, cộng với khả năng trứng của bạn sẽ không sống sót sau quá trình đông lạnh, rã đông và thụ tinh. Mặc dù vẫn còn là một thủ tục tương đối mới, đông lạnh trứng không còn được coi là thử nghiệm bởi Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ và dự kiến ​​sẽ sớm trở thành xu hướng chủ đạo. Tuy nhiên, thời gian là rất quan trọng. “Phụ nữ lựa chọn phương án này càng sớm thì tỷ lệ thành công càng cao,” Gibbons giải thích.

Một khả năng khác là đông lạnh phôi, cũng tốn kém nhưng có tỷ lệ mang thai thành công cao hơn đông lạnh trứng. “Tất nhiên, điều này lại đòi hỏi người hiến tinh trùng hoặc bạn tình, điều này dẫn đến một số phụ nữ trẻ có thể sẽ không chấp nhận,” cô nói thêm. Hành trình làm mẹ của một người phụ nữ Robin Gorman Newman của Great Neck, New York, 51 tuổi, đã gặp một vài vấn đề. Newman, người sáng lập Motherhood Later.com và chồng cô đã phải vật lộn với các vấn đề về sinh sản khi họ quyết định lập gia đình, khi đó cô ấy đang trong độ tuổi 36 tuổi. Newman nói rằng, cả hai người đều có vấn đề về vô sinh nhưng cô ấy tin rằng vấn đề tuổi lớn hơn của cô ấy có lẽ đã đóng một vai trò nào đó.

Hai vợ chồng quyết định thử thụ tinh ống nghiệm nhưng không thành công. Cô nói: “Tôi cảm thấy thật sự mệt mỏi và không thoải mái trong toàn bộ quá trình” Nhiều năm sau đó, Newman và chồng cô cuối cùng đã trở thành cha mẹ nuôi đáng tự hào của Seth, lúc này 9 tuổi. Newman nói rằng, khi chúng ta già đi, mọi thứ cô từng trải qua mang lại cho cô nhiều trải nghiệm sống, quan trọng là cô sử dụng chúng với tư cách là một người mẹ. “Tôi cố gắng không cảm thấy mệt mỏi với những việc nhỏ nhặt và tôi tin tưởng vào bản năng làm mẹ của bản thân. Tôi cho rằng tuổi tác là một tài sản, không phải là một vấn đề,” cô nói. Newman cho biết thêm rằng cô không hối hận vì đã cố gắng sinh con sớm hơn. “Tôi luôn tin vào số phận - rồi sẽ đưa đến đứa con bạn luôn mong muốn”.

Các cặp vợ chồng sinh con muộn có thể áp dụng phương pháp đông lạnh phôi
Các cặp vợ chồng sinh con muộn có thể áp dụng phương pháp đông lạnh phôi

2. Vậy, có con ở độ tuổi nào là hợp lý?

Theo ACOG, ngay cả khi một cô gái đang có rất nhiều trứng và đang ở độ tuổi 20 hoặc đầu 30 thì khả năng mang thai của bạn vào bất kỳ tháng nào chỉ là 25%. Khi đến độ tuổi 40, cứ 10 phụ nữ thì chỉ có 1/10 phụ nữ mang thai vào mỗi chu kỳ. Đối với phụ nữ trải qua công nghệ sinh sản nhân tạo (ART), tỷ lệ sinh con sống thành công giảm dần theo độ tuổi, theo dữ liệu năm 2015 do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) nghiên cứu.

Ngoài ra, mãn kinh được định nghĩa là sự dừng lại của chu kỳ kinh nguyệt (trong một năm hoặc lâu hơn). Hầu hết phụ nữ đạt đến cột mốc này vào khoảng cuối độ tuổi 40 và đầu tuổi 50, với độ tuổi trung bình là khoảng 51 tuổi. Vì vậy, phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai theo cách truyền thống ở độ tuổi 50 của mình. Trước khi hoàn toàn kết thúc chu trình kinh nguyệt của một người phụ nữ, có một giai đoạn được gọi là tiền mãn kinh khi các chu kỳ kinh nguyệt trở nên dài hơn và ít đều đặn hơn. Nói chung, phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh vào khoảng giữa tuổi 40 nhưng một số có thể đạt đến thời điểm này sớm nhất là giữa tuổi 30. Họ vẫn có thể sản xuất trứng trong thời gian này, vì vậy, việc mang thai là hoàn toàn có thể mặc dù khó đạt được hơn.

Tất nhiên, bạn có thể đã từng nghe một vài câu chuyện về những phụ nữ lớn tuổi mang thai đủ tháng. Ví dụ, một phụ nữ 74 tuổi ở Ấn Độ đã sinh đôi một bé gái vào năm 2019. Điều quan trọng cần hiểu rõ về những câu chuyện như thế này là những phụ nữ này thường phải trải qua liệu pháp hormone và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Họ là ngoại lệ hiếm hoi, không phải là chuẩn mực. Phần lớn những người phụ nữ trên 45 tuổi không thể thụ thai nếu không có sự trợ giúp của IVF và các thủ tục ART khác. Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ (ASRM) chia sẻ rằng, bất kỳ phụ nữ nào ở mọi lứa tuổi đều có thể mang thai theo cách truyền thống hoặc với sự trợ giúp của y tế, với điều kiện là cô ấy có “tử cung bình thường”, ngay cả trong trường hợp cô ấy không còn buồng trứng hoặc chức năng buồng trứng.

Có khá nhiều phụ nữ mang thai khi ngoài 35 tuổi. Tuy nhiên, có những rủi ro nhất định - đối với cả mẹ và bé - có xu hướng tăng lên theo tuổi của mẹ. Có thể họ sẽ mất nhiều thời gian hơn để mang thai khi họ đến gần thời kỳ mãn kinh. Tại sao lại như vậy? Bởi vì cơ thể của phụ nữ bắt đầu với một số lượng trứng nhất định. Theo thời gian, con số đó ngày càng ít đi. Trứng cũng có thể kém chất lượng hơn khi bạn già đi, có nghĩa là chúng có thể khó thụ tinh hoặc khó cấy ghép hơn.

Với việc giảm chất lượng trứng, nguy cơ dẫn đến tình trạng sảy thai cao hơn. Sảy thai cũng có thể xảy ra nhiều hơn do các tình trạng bệnh lý mà phụ nữ mắc phải, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc tiểu đường. Thai chết lưu cũng là một khả năng khác, vì vậy, điều quan trọng là phải có những buổi khám thai và tư vấn trước khi sinh để sớm nắm bắt các vấn đề về có thể xảy ra trong thai kỳ như đột biến nhiễm sắc thể, thai dị dạng,... Phụ nữ lớn tuổi cũng có thể gặp nhiều vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể hơn. Ví dụ, nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down là khoảng 1/1.480 đối với phụ nữ ở tuổi 20. Ở tuổi 40, nguy cơ này tăng lên 1/85.

Ngoài ra, phụ nữ lớn tuổi sinh con còn có thể có nguy cơ cao mắc cách bệnh lý như:

  • Tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ có thể gây ra tình trạng em bé phát triển lớn hơn bình thường khi còn trong bụng mẹ. Khi một em bé lớn hơn bình thường thì mẹ sẽ có khả năng bị thương khi sinh. Không chỉ vậy, tiểu đường thai kỳ có thể góp phần làm tăng huyết áp (đối với bà mẹ) và gây tình trạng sinh non hoặc các biến chứng khác (đối với em bé).
  • Huyết áp cao: Tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật khi mang thai cũng có nhiều khả năng hơn ở các phụ nữ trên 40 tuổi. Cân nặng khi sinh thấp. Các biến chứng khác nhau của mẹ có thể dẫn đến việc con bạn sinh non và nhẹ cân, điều này có liên quan đến các biến chứng khác.
  • Đẻ mổ: Với các biến chứng khi mang thai, nguy cơ sinh mổ so với sinh ngã âm đạo sẽ tăng lên. Trên thực tế, tỷ lệ sinh mổ càng tăng, từ 26% ở tuổi 20 lên 40% ở tuổi 35, đến 48% ở tuổi 40.
Sinh con muộn có nguy cơ mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ
Sinh con muộn có nguy cơ mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ

Như vậy, mỗi phụ nữ nên chọn độ tuổi thích hợp để sinh con, độ tuổi hợp lý nhất là từ 20 - 30 tuổi. Khi tuổi càng tăng thêm thì người phụ nữ cũng phải đối mặt với những nguy cơ trước, trong và sau khi mang thai, điển hình như khó mang thai, cần sự can thiệp của khoa học y tế để mang thai hoặc dễ mắc các bệnh lý trong quá trình mang thai, dị tật thai.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo: healthline.com, everydayhealth.com, acog.org

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan