Tăng cân trong 3 tháng đầu mang thai

Trong suốt thai kỳ, thai phụ thường tăng cân nhiều vào tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba, nhưng vẫn có một số trường hợp tăng cân xảy ra trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Trên thực tế, trung bình mọi người tăng 1 đến 4 pound trong tam cá nguyệt đầu tiên. Vạy hãy cùng bài viết sau đây xem xét các yếu tố liên quan đến việc tăng cân khi mang thai 3 tháng đầu.

1. Bạn sẽ tăng bao nhiêu cân trong tam cá nguyệt đầu tiên?

Nên tăng bao nhiêu cân ở tam cá nguyệt đầu tiên là một trong những câu hỏi được các thai phụ hỏi nhiều nhất trong các lần khám sản khoa với bác sĩ. Bạn có thể nghe rất nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng sự thực là bạn không cần tăng quá nhiều cân trong tam cá nguyệt đầu tiên, lượng tăng khuyến nghị tiêu chuẩn là 1 đến 4 pound và mức tăng cân trong 12 tuần đầu là khá giống nhau đối với tất cả phụ nữ mang thai.Tuy nhiên, mang song thai thường dẫn đến tăng cân nhiều hơn.

2. Bạn không phải lo lắng nếu không tăng trong ba tháng đầu

Không tăng cân trong tam cá nguyệt đầu tiên không có nghĩa là bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Trên thực tế, giảm vài cân trong nửa đầu của thai kỳ là chuyện thường xảy ra do quá trình ốm nghén và chán ăn. Nếu bạn chưa từng bị ốm nghén, hãy coi mình là người may mắn. Vì cảm thấy buồn nôn và thỉnh thoảng bị nôn vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày có thể khiến cho cân nặng của bạn không tăng hoặc giảm vài cân. May mắn thay, những triệu chứng ốm nghén này thường giảm đi trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Việc bạn cảm thấy sợ một vài món ăn mà mình đã từng rất yêu thích cũng là điều thường thấy trong tam cá nguyệt đầu tiên và điều này sẽ thay đổi trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Trong giai đoạn này, bạn sẽ thấy dễ thèm ăn và ăn nhiều hơn.

thèm ăn
Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, bạn sẽ thấy dễ thèm ăn và ăn nhiều hơn

Nếu bạn đang bị ốm nghén, hãy nhớ chia sẻ thông tin này với bác sĩ sản phụ khoa khi đi khám định kỳ. Vì giảm cân có nghĩa là cơ thể đang trong tình trạng suy nhược và căng thẳng và dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng.Tuy nhiên, điều may mắn là phôi thai vẫn có thể nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng. Tuy nhiên, người mẹ có thể mất đi khối lượng nạc quan trọng và mất đi lượng chất béo hỗ trợ. Do đó, bạn cần phải thận trọng khi thấy mình giảm quá nhiều cân nặng. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây giảm cân là chứng buồn nôn và nôn mửa khi mang thai. Điều này xảy ra ở khoảng 3% các trường hợp mang thai và thường phải điều trị.

Tăng cân ít hơn số cân nặng được khuyến nghị trong thai kỳ có liên quan đến việc sinh con quá nhỏ. Một số trẻ sinh ra quá nhỏ có thể gặp khó khăn khi bắt đầu bú mẹ, có thể tăng nguy cơ bị bệnh và có thể bị chậm phát triển (không đạt được các mốc phát triển theo tuổi của trẻ).

3. Những nguy cơ đi kèm với việc tăng cân nhiều hơn so với khuyến cáo

Một trong những đặc quyền của việc mang thai là có thể loại bỏ tâm lý ăn kiêng dễ dàng hơn. Nhưng điều quan trọng là bạn phải nhận thức được cân nặng của bạn và kiểm soát nó với các khuyến nghị tăng cân. Vì tăng cân quá nhiều sẽ đi kèm với những rủi ro cho cả bạn và thai nhi, bao gồm:

Tăng cân ở bé: Khi mẹ tăng cân, bé có khả năng tăng nhiều hơn bình thường khi còn trong bụng mẹ. Điều này có thể dẫn đến việc bạn sẽ phải chuyển dạ một em bé rất lớn. Em bé có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe chẳng hạn như sinh ra lớn hơn đáng kể so với mức trung bình (chứng macrosomia của bào thai).

Sinh nở khó khăn: Với sự tăng cân đáng kể sẽ làm cấu trúc giải phẫu của ống sinh bị thay đổi dẫn đến việc sinh thường khó khăn và nguy hiểm hơn.

Nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ: Tăng cân quá nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn tăng nhiều hơn mức khuyến nghị trong tam cá nguyệt đầu tiên thì bác sĩ có thể sẽ cho bạn làm xét nghiệm đường huyết trước thời điểm tuần thứ 27 đến 29 theo tiêu chuẩn.

Bạn cũng có thể có nhiều nguy cơ bị tăng huyết áp liên quan đến thai kỳ, chuyển dạ kéo dài và cần phải sinh mổ hoặc sinh trước ngày dự sinh. Tăng cân quá mức khi mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ giữ cân sau sinh và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong thời kỳ hậu sản. Tăng cân nhiều hơn mức khuyến nghị cũng có thể làm tăng số cân nặng sau khi mang thai và có thể dẫn đến béo phì.

Vì sao mọi phụ nữ mang thai đều nên kiểm tra nguy cơ tiểu đường thai kỳ?
ăng cân quá nhiều, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường thai kỳ

4. Nạp thêm calo khi mang thai

Bạn nên bỏ ngoài tai câu nói là bạn đang ăn cho hai người vì ở tam cá nguyệt đầu tiên không phải là lúc để bạn nạp calo. Bạn chỉ bổ sung khi bác sĩ nói bạn cần bổ sung nó, nếu không bạn nên duy trì lượng calo giống như trước khi mang thai.

Tuy nhiên, khi thai kỳ tiến triển thì bạn nên tăng lượng calo từ từ. Học viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống đề xuất bạn nên tiêu thụ khoảng 2.200 đến 2.900 calo mỗi ngày, tùy thuộc vào chỉ số BMI trước khi mang thai. Điều này tương đương với mức bổ sung sau mỗi ba tháng như sau:

  • Tam cá nguyệt đầu tiên: Không bổ sung calo
  • Tam cá nguyệt thứ hai: Ăn thêm 340 calo mỗi ngày
  • Tam cá nguyệt thứ ba: Ăn thêm 450 calo mỗi ngày

5. Thức ăn và thể dục trong ba tháng đầu

Hầu hết chúng ta ai cũng kỳ vọng thai kỳ của mình sẽ là chuỗi quá trình ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Nhưng những vấn đề cuộc sống xảy ra đôi khi làm cho quá trình này không được như mong đợi. Giữa việc quản lý công việc, con cái, nghĩa vụ xã hội,vv... thì việc sắp xếp thời gian và năng lượng để duy trì lịch tập thể dục trước khi mang thai hoặc chuẩn bị bữa ăn lành mạnh đôi khi là cả một thách thức thực sự lớn. Tuy nhiên, bạn vẫn hoàn toàn có thể thử các loại hình vận động phù hợp cho tam cá nguyệt đầu tiên bao gồm: Đi dạo, bơi lội, chạy bộ, đạp xe trong nhà, huấn luyện sức đề kháng và tập yoga.

Bạn nên đặt mục tiêu tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần hoặc ít nhất 150 phút mỗi tuần. Điều quan trọng là bạn phải biết trong mỗi giai đoạn bạn nên lựa chọn hình thức thể dục nào và nên nhớ đây không phải là lúc để luyện tập chạy marathon, đặc biệt nếu bạn chưa từng chạy bao giờ.

Về chế độ dinh dưỡng, hãy hướng tới chế độ ăn uống cân bằng với nhiều loại thực phẩm, bao gồm: Bổ sung các loại ngũ cốc, trái cây, rau, thịt nạc protein, chất béo lành mạnh, các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa và sữa chua

Vì cơ thể bạn không cần thêm calo trong tam cá nguyệt đầu tiên nên mục tiêu vẫn là ăn uống như thông thường miễn là bổ dưỡng.

Tập yoga
bạn vẫn hoàn toàn có thể thử các loại hình vận động phù hợp cho tam cá nguyệt đầu tiên bao gồm tập yoga, đi bộ, đạp xe trong nhà,..

6. Hướng dẫn tổng thể về cân nặng khi mang thai

Các lần mang thai mặc dù không giống nhau, nhưng có một số nguyên tắc chung cần tuân theo khi tăng cân trong cả ba tam cá nguyệt. Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cùng với Viện Y khoa (IOM) đã phân loại mức tăng cân dựa trên cân nặng trong lần gặp bác sĩ đầu tiên. Nhìn chung, phạm vi tăng cân cho cả 9 tháng là từ 11 đến 40 pound. Những người nhiều cân hơn hoặc béo phì có thể cần tăng ít hơn, trong khi những người ít cân hơn có thể cần tăng nhiều hơn. Cụ thể như sau:

  • BMI dưới 18,5: Tăng khoảng 28–40 pound
  • BMI từ 18,5–24,9: Tăng khoảng 25–35 pound
  • BMI từ 25–29,9: Tăng khoảng 15–25 pound
  • BMI 30 trở lên: Tăng khoảng 11–20 pound

Đối với các trường hợp mang song thai, IOM khuyến nghị mức tăng cân tổng cộng từ 37 đến 54 pound.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã phân tích dữ liệu từ một số nghiên cứu và phát hiện ra rằng 21 phần trăm phụ nữ mang thai tăng ít hơn lượng cân nặng được khuyến nghị, trong khi 47 phần trăm phụ nữ mang thai tăng nhiều hơn mức khuyến nghị.

Lý tưởng nhất là bạn tìm được một bác sĩ tốt để trả lời một các băn khoăn của bạn. Nhưng ngay cả khi đây là lần đầu tiên bạn gặp bác sĩ sản phụ khoa, thì bạn vẫn hoàn toàn có thể dựa vào các kiến ​​thức và sự hỗ trợ của bác sĩ sản khoa để được trả lời các thắc mắc trong khi mang thai. Các phép đo cân nặng là một phần của mỗi lần khám tiền sản và mỗi cuộc hẹn là cơ hội để giải quyết bất kỳ câu hỏi hoặc mối quan tâm nào bao gồm cả sự thay đổi cân nặng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org, cdc.gov

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

16.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan