Hormone liên quan thế nào đến trầm cảm sau sinh?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Tạ Quốc Bản - Bác sĩ Sản Phụ khoa - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Trầm cảm sau sinh là hội chứng tương đối phổ biến ở các bà mẹ trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trầm cảm sau sinh. Trong đó nguyên nhân chính là do sự thay đổi nồng độ hormone (nội tiết tố) đột ngột sau sinh. Vậy có cách nào giúp các nhà khoa học dự đoán được nguy cơ phát triển trầm cảm sau sinh ở thai phụ? Khi biết được nguy cơ của mình, bà mẹ có thể chủ động có các biện pháp dự phòng trầm cảm sau sinh tốt hơn.

1. Trầm cảm sau sinh có thể sàng lọc qua xét nghiệm máu không?

Một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp dự đoán nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh của phụ nữ mang thai không?

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California, Irvine nói rằng mức độ hormone được sản xuất bởi nhau thai vào khoảng tuần thứ 25 của thai kỳ có thể giúp dự đoán khả năng mắc hội chứng trầm cảm sau sinh của phụ nữ.

Tiến sĩ Ilona S. Yim và các đồng nghiệp đã phân tích mẫu máu của 100 phụ nữ mang thai và phát hiện ra rằng những người có nồng độ hormone giải phóng corticotropin qua nhau thai (pCRH) cao hơn ở giữa thai kỳ thì có nhiều khả năng bị trầm cảm sau sinh cao hơn. Xét nghiệm máu giúp sàng lọc chính xác 75% những người có các triệu chứng trầm cảm sau sinh trong tương lai.

Những phát hiện được công bố trên tạp chí Archives of General Psychiatry số ra tháng 2 đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi rằng: có khả năng một ngày nào đó xét nghiệm sàng lọc trầm cảm sau sinh có thể trở thành thường quy trong quy trình chăm sóc trước sinh ở phụ nữ mang thai. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể thực hiện xét nghiệm sàng lọc cùng lúc với xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, được thực hiện vào khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

Trầm cảm sau sinh có thể gây ra cảm giác buồn bã và tuyệt vọng, thường xảy ra trong vòng bốn tuần đầu tiên sau khi sinh. Trầm cảm sau sinh khác, nghiêm trọng hơn so với hội chứng "baby blues", và các triệu chứng kéo dài hơn.

Nguyên nhân khiến cho một phụ nữ có nhiều khả năng mắc trầm cảm sau sinh không hoàn toàn rõ ràng. Các yếu tố nguy cơ gây trầm cảm sau sinh bao gồm tiền sử trầm cảm hoặc hội chứng tiền kinh nguyệt, căng thẳng và lo lắng khi mang thai, thiếu hỗ trợ xã hội và mức độ hormone dao động.

Một số nghiên cứu đã gợi ý mối liên hệ giữa nồng độ hormone giải phóng corticotropin qua nhau thai và trầm cảm sau sinh, tuy nhiên các nghiên cứu này đưa ra bằng chứng chưa đủ mạnh.

Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh bị mất ngủ thường xuyên
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, đặc biệt là sự phát triển về thể chất và tinh thần ở trẻ

2. Nồng độ hormone và mối liên quan với trầm cảm sau sinh

Để điều tra mối liên hệ giữa nồng độ hormone giải phóng corticotropin qua nhau thai và trầm cảm sau sinh (pCRH), một nhóm nghiên cứu đã lấy mẫu máu của phụ nữ mang thai ở tuần 15, 19, 25, 31 và 37 của thai kỳ và đo mức pCRH và cortisol.

Các bà mẹ mang thai cũng được kiểm tra thêm về các triệu chứng trầm cảm ở bốn lần khám thai cuối cùng và một lần nữa khoảng chín tuần sau khi sinh.

Mười sáu phụ nữ đã sàng lọc thấy các triệu chứng trầm cảm sau khi tái khám. Phụ nữ có tăng pCRH ở tuần 25 của thai kỳ có nguy cơ phát triển trầm cảm sau sinh cao hơn.

"CRH của nhau thai trong nghiên cứu này là một dấu hiệu và có độ nhạy vừa phải đối với các triệu chứng trầm cảm sau sinh, cho phép xác định chính xác 75% phụ nữ có các triệu chứng trầm cảm sau sinh trong tương lai, với tỷ lệ sai số thấp là 24%.

Nồng độ cortisol và hormon vỏ thượng thận – ACTH, dường như không có mối liên hệ đáng kể đến sự phát triển trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, một số bằng chứng cho thấy sự gia tăng pCRH trong giai đoạn giữa thai kỳ có thể liên quan đến việc tăng cortisol trong thời kỳ đầu mang thai.

Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, đặc biệt là sự phát triển về thể chất và tinh thần ở trẻ. Trường hợp tình trạng bệnh diễn biến nặng, người phụ nữ sẽ không làm chủ được suy nghĩ và hành động của mình gây ra hành vi bạo lực trẻ ngay sau khi sinh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan