Các cặp vợ chồng nếu không dùng bất kì biện pháp tránh thai nào mà sau hơn một năm vẫn không thể thụ thai thì nên đi khám sàng lọc vô sinh hiếm muộn để có thể sử dụng kịp thời các biện pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp, trong đó có thụ tinh ống nghiệm
1. Khi nào nên nghĩ đến việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản?
Các cặp vợ chồng nếu không dùng bất kì biện pháp tránh thai nào mà sau hơn một năm vẫn không thể thụ thai thì nên đi khám sàng lọc vô sinh hiếm muộn để có thể sử dụng kịp thời các biện pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.
2. Cần chuẩn bị gì trước khi chuyển phôi?
Sắp xếp công việc và thời gian: Mỗi người thực hiện một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm cần có tối thiểu 2-4 tuần để chuẩn bị chọc trứng/chuyển phôi và nghỉ ngơi. Do đó, trước khi làm cần chuẩn bị và sắp xếp công việc, thời gian hợp lý để đảm bảo sự chủ động.
Tâm lý: Giữ tinh thần luôn thoải mái, thư giãn để tăng hiệu quả.
3. Không nằm bất động một chỗ hoặc vận động quá mạnh sau khi chuyển phôi
Nằm bất động tại chỗ hoặc vận động/tập thể dục thể thao cường độ mạnh mạnh là những việc đầu tiên cần tránh sau khi chuyển phôi.
Nằm bất động tại chỗ sau chuyển phôi có thể gây hại nhiều hơn. Phụ nữ trong chu kỳ chuyển phôi thường có hàm lượng nội tiết cao trong cơ thể. Việc nằm bất động có thể làm tăng nguy cơ tạo huyết khối và huyết tắc, dẫn đến các biến chứng khác. Hơn nữa, khi nằm bất động, bệnh nhân thường không làm gì mà chỉ tập trung suy nghĩ về kết quả sắp tới và có khuynh hướng suy nghĩ tiêu cực. Do đó, việc nằm bất động tại chỗ có thể tạo stress tâm lý rất lớn cho phụ nữ.
Tương tự, việc vận động bình thường sau khi chuyển phôi không gây ảnh hưởng tới kết quả có thai. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyến cáo người mẹ cần tránh các tập thể dục thể thao hoặc vận động cường độ mạnh do có thể tác động tiêu cực tới quá trình thụ thai sau khi thụ tinh ống nghiệm.
4. Chế độ dinh dưỡng
Chất đạm : cung cấp các axít amin cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, đạm có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa.
Chất béo : cung cấp một phần năng lượng và sự phát triển của tế bào não, chất béo giúp hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin nhóm A, D, E và K. Dầu thực vật là thức ăn chứa nhiều a xít béo không no, tốt hơn là mỡ động vật chứa nhiều a xít béo no. Gluxit cung cấp nang lượng chủ yếu cho cơ thể. Gluxit có nhiều trong ngũ cốc, đường, sữa... Ngoài ra vitamin và chất xơ trong rau xanh cũng rất cần thiết khi mang thai.
Nước uống: Nước uống cũng cần chú ý, khi mang thai nhu động niệu quản giảm nên sản phụ dễ bị ứ đọng canxi, dễ bị sỏi tiết niệu. Uống nhiều nước giúp phòng tránh được sỏi hệ tiết niệu.
Trong những tháng cuối thai kỳ, có thể do thai to chèn ép, sản phụ nên chia nhiều bữa ăn trong ngày để hấp thụ được thức ăn tốt.
Thành công sau thụ tinh ống nghiệm là niềm hạnh phúc của mọi bà mẹ. Vì vậy hãy chăm sóc sức khỏe thai phụ và thai nhi một cách tốt, an toàn. Sản phụ cần khám thai định kỳ và tuân theo các chỉ định của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.