Viêm loét đại tràng ở trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng BS. Nguyễn Hùng Tiến – Bác sĩ Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Viêm loét đại tràng là một căn bệnh khá hiếm gặp ở trẻ em, tuy nhiên nó lại gây ra mức độ nghiêm trọng rất lớn đối với sức khỏe tổng thể của trẻ. Một khi mắc bệnh, các triệu chứng có thể kéo dài đến suốt cuộc đời, thậm chí phải phẫu thuật cắt bỏ đại tràng trong trường hợp bệnh nặng.

1. Viêm loét đại tràng là gì?

Viêm loét đại tràng là một loại bệnh viêm ruột, trong đó ruột già của cơ thể có thể bị viêm loét. Mặc dù bệnh viêm loét đại tràng không xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, tuy nhiên đây là một tình trạng mãn tính, có thể kéo dài trong suốt cuộc đời và gây ra các vấn đề về tăng trưởng cũng như phát triển đối với trẻ nhỏ khi được chẩn đoán mắc bệnh trước độ tuổi dậy thì.

Nhìn chung, viêm loét đại tràng có mức độ ít phổ biến ở trẻ em hơn so với bệnh Crohn – một dạng chính khác của bệnh viêm ruột. Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng 23.000 trẻ em và thanh thiếu niên ở Hoa Kỳ bị mắc bệnh viêm loét đại tràng. Tuy nhiên các chuyên gia đánh giá con số này vẫn ở mức quá thấp so với thực tế. Mặc dù viêm loét đại tràng được chẩn đoán thường xuyên hơn ở thanh thiếu niên và thanh niên, nhưng số trường hợp mắc bệnh ở trẻ nhỏ đang ngày càng tăng lên đáng kể.

2. Những triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ nhỏ

So với người lớn, trẻ em mắc viêm loét đại tràng thường có xu hướng phát triển các triệu chứng nghiệm trọng hơn và bệnh có nhiều khả năng liên quan đến toàn bộ đại tràng hơn, thay vì chỉ ảnh hưởng đến một phần của đại tràng.

Các triệu chứng của bệnh có thể đến và đi theo chu kỳ (bùng phát), hoặc xảy ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định. Những triệu chứng phổ biến nhất của viêm loét đại tràng ở trẻ em thường bao gồm:

3. Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em?

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em vẫn chưa được biết rõ, nhưng các chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền và môi trường có liên quan đến việc kích hoạt các phản ứng của hệ thống miễn dịch gây viêm ruột và dẫn đến bệnh viêm ruột. Bên cạnh đó, tiền sử gia đình mắc bệnh viêm ruột cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em.

Các nhà nghiên cứu đang tích cực tìm hiểu mối quan hệ giữa các loại vi khuẩn và vi rút sống tự nhiên trong ruột để hiểu rõ hơn về cả vai trò của chúng đối với bệnh viêm loét đại tràng và cách chúng có thể tham gia vào việc điều trị.

viêm loét đại tràng ở trẻ
Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em vẫn chưa được biết rõ

4. Chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng ở trẻ em

Trước hết, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ thực hiện một số xét nghiệm ban đầu, chẳng hạn như xét nghiệm phân và xét nghiệm máu. Nếu các xét nghiệm này cho thấy có dấu hiệu của bệnh viêm ruột thì bé có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác toàn diện hơn để chẩn đoán chính xác bệnh.

Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể yêu cầu thực hiện nội soi dạ dày tá tràng, nội soi đại tràng hoặc cả hai. Đối với những thủ thuật này, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng, linh hoạt có gắn một camera nhỏ để đưa vào miệng của trẻ (giúp kiểm tra đường tiêu hóa trên) hoặc qua hậu môn vào ruột kết của trẻ (để kiểm tra đường tiêu hóa dưới). Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô nhỏ từ ruột của trẻ để xem dưới kính hiển vi và kiểm tra các dấu hiệu viêm. Nhìn chung, những xét nghiệm này thường không gây đau đớn, nhưng có thể tạo áp lực căng thẳng, vì vậy trẻ thường được an thần trước khi thực hiện xét nghiệm.

Để xác định chẩn đoán và loại trừ các tình trạng khác, trẻ cũng có thể được khám hình ảnh, ví dụ như chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI.

5. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đến bệnh viêm loét đại tràng của trẻ không?

Hiện nay, không có sự thay đổi về chế độ ăn uống nào được chính minh là có thể giúp giảm bệnh viêm ruột, nhưng trẻ em bị viêm loét đại tràng cần chú ý cẩn thận đến chế độ ăn uống của mình để kiểm soát tốt các triệu chứng và duy trì dinh dưỡng lành mạnh.

Bạn nên tìm đến một chuyên gia dinh dưỡng để xác định xem liệu loại thực phẩm nào có thể khiến cho các triệu chứng viêm loét đại tràng ở trẻ trở nên tồi tệ hơn, đồng thời tìm ra biện pháp giúp đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ. Trong một số trường hợp nhất định, trẻ cũng có thể cần phải uống thuốc bổ sung để bù đắp cho những thiếu hụt do bệnh gây ra.

6. Điều trị viêm loét đại tràng ở trẻ em

Viêm loét đại tràng thường được kiểm soát bằng sự kết hợp của các loại thuốc nhằm làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu cũng như ngăn ngừa tái phát bệnh. Một số loại thuốc Steroid hoặc thuốc ức chế hệ thống miễn dịch có thể làm giảm tình trạng viêm trong quá trình bùng phát bệnh. Sau khi hết viêm, các triệu chứng khác (chẳng hạn như tiêu chảy) và niêm mạc ruột đã lành lại, trẻ có thể được tiếp tục sử dụng một loại thuốc khác để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Bạn cũng nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ để theo dõi chặt chẽ các triệu chứng và sức khỏe tổng thể, đồng thời, trẻ cũng sẽ cần gặp các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa chuyên về các bệnh viêm ruột, đặc biệt nếu trẻ bị viêm loét đại tràng dạng nặng hoặc thường xuyên bùng phát bệnh.

Phương pháp phẫu thuật cắt đại tràng được xem là cách chữa trị duy nhất dành cho bệnh viêm loét đại tràng, tuy nhiên điều này chỉ áp dụng trong những trường hợp nặng, dai dẳng vì nó có thể gây ra các biến chứng khác, bao gồm đại tiện không kiểm soát hoặc nhiễm trùng.

Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ đi tiêm chủng vì việc sử dụng một số loại thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến trẻ dễ bị ốm hơn. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu điều trị bằng các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, trẻ sẽ không thể tiêm các loại vắc-xin như MMR, thủy đậu, vắc-xin ngừa vi rút rota có chứa các vi rút sống bị suy yếu. Trước khi cho trẻ đi tiêm chủng, hãy tham khảo kỹ lượng sự tư vấn từ bác sĩ để ngăn ngừa rủi ro khi tiêm.

Việc điều trị thích hợp có thể giúp tình trạng viêm loét đại tràng của trẻ thuyên giảm đáng kể, nhưng nguy cơ bùng phát trong suốt cuộc đời vẫn rất cao. Tuy nhiên, những đứa trẻ không may mắc viêm loét đại tràng vẫn hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động giáo dục và thể chất thường xuyên để nâng cao chất lượng cuộc sống.

Mổ nội soi cắt đại tràng: Khi nào cần thực hiện?
Phương pháp phẫu thuật cắt đại tràng được xem là cách chữa trị duy nhất dành cho bệnh viêm loét đại tràng

7. Những vấn đề sức khỏe khác có liên quan đến viêm loét đại tràng ở trẻ em

Viêm loét đại tràng có liên quan đến các vấn đề về đường tiêu hóa cũng như những hệ thống cơ thể khác. Các biến chứng có thể xảy ra, bao gồm:

  • Bệnh gan
  • Thiếu máu do mất máu (loét ruột)
  • Sỏi thận, sỏi mật
  • Viêm khớp và đau khớp
  • Yếu xương
  • Lở miệng
  • Viêm mắt
  • Các vấn đề về da
  • Xuất hiện các cục máu đông
  • Tăng trưởng kém do thiếu chất dinh dưỡng
  • Đại tràng và các bệnh ung thư khác
  • Các vấn đề sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như lo lắng hoặc trầm cảm
  • Megacolon độc – một tình trạng hiếm gặp, trong đó ruột kết bị tê liệt và không thể hoạt động như bình thường. Điều này có thể được khắc phục bằng thuốc, nhưng đôi khi cần phải phẫu thuật để cắt bỏ một phần đạ tràng bị ảnh hưởng.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp, bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa,... Cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

5.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan