Trẻ đi ngoài ra máu khi nào nguy hiểm?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Hiện tượng đi ngoài ra máu là rất thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá chủ quan, khi gặp các trường hợp này cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Do nguyên nhân làm cho trẻ đi ngoài ra máu rất đa dạng, ví dụ như: nứt hậu môn, viêm đường ruột, tiêu chảy do viêm nhiễm...

1. Trẻ đi ngoài ra máu khi nào thì được coi là nguy hiểm?

Ở trẻ nhỏ, tình trạng đi ngoài ra máu chủ yếu là do táo bón hay nứt hậu môn nhưng một nguyên nhân mà nhiều phụ huynh không lường trước được đó là dấu hiệu của polyp đại tràng. Trên thực tế, các trường hợp bị polyp đại tràng có các triệu chứng gần giống với táo bón.

Các trường hợp mắc polyp đại tràng cần phải thăm khám thì mới có thể phát hiện được. Đây không được coi là một tình trạng bệnh lý nặng, tuy nhiên vẫn cần điều trị kịp thời để tránh hiện tượng đi ngoài chảy máu. Từ đó, cơ thể giảm nguy cơ mất máu hoặc thiếu máu nặng.

Ở người lớn, phần lớn các polyp để trong thời gian quá lâu mà không được can thiệp sẽ là nguyên nhân gây ung thư trực tràng. Mà đặc điểm của các polyp trong thời kỳ đầu thường nhỏ, mức độ sinh sản chậm và không biểu hiện thành triệu chứng ra bên ngoài. Chính vì vậy, khi phát hiện các polyp ở trẻ cần phải tiến hành cắt bỏ để tránh đại tiện kém và giảm nguy cơ ác tính hóa thành ung thư.

Các biểu hiện cho thấy trẻ bị polyp đại tràng như: Rối loạn tiêu hóa, đau bụng và đặc biệt là đi ngoài ra máu,... khi bác sĩ tiến hành cắt bỏ polyp các tình trạng này sẽ chấm dứt. Để phát hiện bệnh bác sĩ sẽ thực hiện nội soi đại tràng bằng ống mềm.

Trẻ đi ngoài ra máu khi nào nguy hiểm?
Tình trạng đi ngoài ra máu ở trẻ nhỏ chủ yếu là do táo bón hay nứt hậu môn

2. Trường hợp trẻ đi ngoài ra máu ở mức độ nhẹ

  • Nứt hậu môn: Hiện tượng này là do trẻ bị táo bón, phân bên trong sẽ cứng lại và khó ra ngoài. Khi trẻ cố gắng rặn để đẩy phân ra sẽ làm cho hậu môn bị tổn thương và gây ra chảy máu hậu môn. Vì vậy, trong lúc đi bé cầu sẽ thấy tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Phương pháp điều trị đối với trường hợp này, có thể để vết thương tự lành hoặc sử dụng thêm thuốc.
  • Viêm đại tràng: Đây là tình trạng ruột già hoặc đại tràng của bé bị viêm. Nguyên nhân có thể do di truyền, mà hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện nên nhiễm trùng rất dễ xảy ra. Đây là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào ổ viêm làm tình trạng bệnh chuyển biến xấu và ta có thể thấy máu đi ra ngoài theo phân. Phương pháp điều trị là sử dụng thuốc chống viêm để kiểm soát sự phát triển của ổ viêm, hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ để chống lại vi khuẩn.
  • Bệnh Crohn: Là căn bệnh gây loét thành ruột non và ruột già, máu sẽ chảy ra từ các ổ loét. Hiện tại vẫn chưa xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh nhưng nhiều nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò khá quan trọng. Vì vậy, trong gia đình nếu có một người bị bệnh này thì tỷ lệ mắc cho các thế hệ sau là rất cao. Phương pháp điều trị là xác định vị trí và mức độ của ổ loét, từ đó bác sĩ có thể kê thuốc cho bé uống.
  • Dị ứng: Có thể nhiều người chưa biết việc dị ứng với sữa hay thức ăn mà mẹ tiêu thụ cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu. Điều này có thể kéo dài và ảnh hướng đến sau này. Tuy nhiên, trên thực tế đã có một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát tình trạng này cho bé.
Trẻ đi ngoài ra máu khi nào nguy hiểm?
Dị ứng sữa mẹ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: hoanglongclinic.vn

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

86.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan