Làm gì khi trẻ ngủ mơ thấy ác mộng?

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Nguyễn Thùy Dung - Bác sĩ Ung bướu nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Ác mộng là những giấc mơ đáng sợ mà trẻ có thể gặp phải, thường liên quan đến những lo lắng của trẻ. Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm là trấn an trẻ, giúp trẻ vượt qua nỗi sợ hãi.

1. Chăm sóc trẻ sau cơn ác mộng

  • Sau hầu hết các cơn ác mộng, trẻ sẽ yên tâm hơn với vài phút động viên, chia sẻ của cha mẹ.
  • Cho trẻ biết rằng cha mẹ đang ở gần trẻ và đảm bảo với trẻ là trẻ sẽ được an toàn.
  • Tránh những hình ảnh đáng sợ hoặc quá kích thích, đặc biệt là ngay trước khi ngủ.
  • Nên để một đồ vật an toàn như đồ chơi mềm hoặc chăn mà bé thích để trên giường.

>>> Nỗi kinh hoàng ban đêm của trẻ: Những điều cần biết

2. Có nên để đèn sáng khi trẻ ngủ không?

Nếu con bạn yêu cầu bật đèn, hãy đặt nó ở chế độ thấp nhất có thể để con bạn có thể ngủ trở lại. Ánh sáng rực rỡ có thể khiến trẻ không ngủ được.

Trẻ mơ ác mộng
Ác mộng là những giấc mơ đáng sợ mà trẻ có thể gặp phải, thường liên quan đến những lo lắng của trẻ

3. Thảo luận về cơn ác mộng có phải là một ý kiến hay không?

Ngày hôm sau, bạn có thể thảo luận với con về cơn ác mộng để tìm hiểu xem điều gì đang khiến trẻ lo lắng.

4. Khuyến khích con bạn sử dụng trí tưởng tượng của chúng

Một số trẻ em làm tốt việc sử dụng trí tưởng tượng của mình để thoát khỏi những cơn ác mộng. Trẻ có thể vẽ những bức tranh về những giấc mơ tồi tệ của chúng và ném bức tranh đi, hoặc chúng cố gắng tưởng tượng những kết thúc tốt đẹp cho những cơn ác mộng...

5. Làm việc quá sức có thể gây ra ác mộng không?

Hãy đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ giấc, vì trẻ mệt mỏi có thể gặp nhiều ác mộng hơn.

6. Làm gì để phòng ngừa cơn ác mộng cho trẻ?

  • Trước khi trẻ ngủ, hãy cố gắng dành thời gian cho trẻ bằng các hoạt động giúp xoa dịu tinh thần như: đọc sách, kể chuyện, hát ru..
  • Tránh cho trẻ xem những video, chương trình truyền hình không phù hợp trước khi ngủ.
  • Đối với trẻ từ 12 tháng trở lên, tránh đồ ăn, thức uống 1 giờ trước khi ngủ.
  • Tìm hiểu nỗi sợ hãi của trẻ và giúp trẻ vượt qua.

>>> Lý do khiến trẻ ngủ không sâu giấc

thức ăn nhanh
Đối với trẻ từ 12 tháng trở lên, tránh đồ ăn, thức uống 1 giờ trước khi ngủ

7. Khi nào cần sự giúp đỡ y tế?

  • Nếu bé thường xuyên có những cơn ác mộng nghiêm trọng, hãy nói chuyện với bác sĩ gia đình, y tá trường học hoặc bác sĩ Nhi khoa để tư vấn.
  • Cần loại trừ những rối loạn y tế liên quan đến giấc ngủ như: ngưng thở khi ngủ, ợ nóng, động kinh...

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan