Dùng thuốc viêm mũi dị ứng cho bé thế nào?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp phổ biến ở tất cả lứa tuổi, trong đó viêm mũi dị ứng ở trẻ em nếu không được điều trị rất dễ diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy việc cha mẹ sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng cho bé cần lưu ý những vấn đề gì?

1. Tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng trẻ

Trước khi tìm hiểu về các thuốc viêm mũi dị ứng cho trẻ em, phụ huynh cần xác định được bệnh lý này là gì. Viêm mũi dị ứng xảy ra khi lớp niêm mạc lót bên trong mũi bị viêm do tiếp xúc với các dị nguyên bên trong cơ thể hoặc bên ngoài môi trường. Cơ chế bệnh sinh của viêm mũi dị ứng là khi tiếp xúc với dị nguyên, cơ thể sẽ giải phóng ra histamin gây sưng, ngứa và kích hoạt bài tiết nhiều chất lỏng tích tụ trong mũi. Đây là cơ sở để bác sĩ chỉ định một số thuốc chống viêm mũi dị ứng cho bé.

Một số yếu tố thuận lợi như thời tiết lạnh, ô nhiễm không khí kết hợp sức đề kháng suy giảm (do nhiều nguyên nhân) sẽ khiến bé dễ bị viêm mũi dị ứng hơn với các triệu chứng nhận biết đặc trưng là hắt hơi, ngứa mũi, sổ mũi, quấy khóc nhiều hơn, đặc biệt vào ban đêm và có thể dẫn đến một số biến chứng thường gặp như viêm xoang, viêm họng...

Hiện nay, viêm mũi dị ứng được các bác sĩ phân chia làm 2 thể:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa với các tác nhân gây bệnh chủ yếu là khói bụi, phấn hoa, lông thú cưng (chó mèo), bào tử nấm cùng điều kiện thời tiết thay đổi thất thường. Chẳng hạn ở miền Bắc nước ta, viêm mũi dị ứng xuất hiện phổ biến hơn vào mùa đông và mùa xuân, thời điểm mà phấn hoa phát tán nhiều và độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi phát triển;
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Thể bệnh này xảy ra chủ yếu ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Khi đó, cơ thể nhạy cảm của bé sẽ phản ứng với các ác nhân từ môi trường xung quanh nên bệnh xảy ra quanh năm. Với thể bệnh này, việc sử dụng thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em muốn hiệu quả cần phải tìm ra nguyên nhân, tác nhân gây bệnh để phòng tránh tình trạng tái đi tái lại nhiều lần.

2. Những loại thuốc chống viêm mũi dị ứng cho bé

Một vấn đề cực kỳ quan trọng mà phụ huynh phải đặc biệt lưu ý và tuân thủ chính là khi trẻ có các dấu hiệu viêm mũi thì nhanh chóng đưa đi khám thay vì tự ý sử dụng thuốc viêm mũi dị ứng cho bé tại nhà. Trẻ em là đối tượng rất đặc biệt nên việc sử dụng thuốc phải thật thận trọng và nói không với các loại thực phẩm chức năng. Mục tiêu của việc dùng thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em là hạn chế tối đa triệu chứng với yêu cầu ít tác dụng phụ nhất có thể.

Trong quá trình điều trị, cha mẹ cần xác định tác nhân hoặc yếu tố gây dị ứng cho con, qua đó có biện pháp hạn chế tiếp xúc để tránh bệnh nặng hơn và không tái phát nhiều lần. Các tác nhân thường gặp nhất là lông vậy nuôi, phân chim, khói bụi, phấn hoa...

Hiện nay có nhiều loại thuốc viêm mũi dị ứng cho bé, nhưng chủ yếu sẽ chia làm 2 nhóm lớn là nhóm dùng tại chỗ (thuốc rửa mũi hoặc xịt mũi) và nhóm tác dụng toàn thân (đường uống).

2.1. Thuốc viêm mũi dị ứng cho trẻ em dùng tại chỗ

  • Natri Clorid 0.9%, hay còn gọi là dung dịch nước muối sinh lý, có thể được dùng như một thuốc chống viêm mũi dị ứng cho bé bằng cách nhỏ mũi trực tiếp. Ưu điểm của dung dịch này là rất an toàn với khả năng làm sạch mũi và làm loãng dịch mũi rất hiệu quả. Ngoài cách nhỏ mũi, phụ huynh còn có thể dùng NaCl dạng phun xịt để làm sạch và thông mũi tốt hơn;
  • Thuốc xịt mũi chứa Glucocorticoid như Becotide, Nasacort hay Flixonase... có thể sử dụng trong các đợt cấp viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, cha mẹ không nên cho con dùng loại thuốc này kéo dài bởi nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và suy tuyến thượng thận;
  • Thuốc viêm mũi dị ứng cho bé nhóm nhỏ mũi gây co mạch, trong đó hay gặp là Oxymetazolin, Naphazolin... Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý sử dụng cho trẻ vì một số tác dụng phụ nghiêm trọng như gây tím tái, choáng, khó thở...

2.2. Thuốc chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ em đường toàn thân

Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng cho bé khi có hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, bao gồm:

  • Nhóm kháng histamin đường uống: Các thuốc như Loratadin, Clorpheniramin, Cetirizin được sử dụng rất phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng khi giúp bé giảm nhanh các triệu chứng như sổ mũi, nhầy mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt. Tuy nhiên nhóm kháng Histamin không giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi;
  • Kháng sinh uống: Loại thuốc này chỉ dùng trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm vi khuẩn. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý cho con dùng để tránh vấn đề bất thường xảy ra;
  • Glucocorticoid uống: Nhóm thuốc này thường được bác sĩ chỉ định cho các trường hợp viêm mũi, viêm xoang nặng, mạn tính và khi trẻ không đáp ứng với các thuốc điều trị khác;
  • Một số loại thuốc uống thường dùng trong điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang ở người lớn như nhóm cường giao cảm (Phenylephrine, Ephedrin, Pseudoephedrin) đều không được sử dùng cho trẻ em.

3. Dinh dưỡng cho trẻ viêm mũi dị ứng

Để gia tăng hiệu quả điều trị của các thuốc viêm mũi dị ứng cho trẻ em, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng.

3.1. Thực phẩm nên ăn

Một số loại thực phẩm tốt cho trẻ bị viêm mũi dị ứng có thể kể đến:

  • Rau, củ quả: Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả như ổi, ớt chuông, bông cải xanh, cherry, bưởi, cam... và đều hỗ trợ cơ thể trẻ tăng cường sức đề kháng và củng cố hệ miễn dịch hiệu quả hơn. Hơn nữa, hàm lượng các chất chống oxy hóa cao trong nhóm thực phẩm này còn có tác dụng chống lại viêm mũi dị ứng và hen suyễn;
  • Món ăn giàu Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá nục... đều có khả năng giảm sưng tấy đường hô hấp. Do vậy, cha mẹ nên cho bé tăng cường bổ sung nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn;
  • Thực phẩm tính ấm: Một số loại gia vị có tính ấm, chứa nhiều kháng sinh tự nhiên như hành, gừng, tỏi... có khả năng phòng ngừa viêm mũi mũi ứng và viêm xoang hiệu quả;
  • Một số cây gia vị: Trẻ bệnh có thể bổ sung thêm một số loại cây hoặc rau gia vị có tinh dầu, như rau mùi, bạc hà... Việc này vừa giúp tăng hương vị cho món ăn vừa hỗ trợ giảm triệu chứng của viêm mũi;
  • Thực phẩm nhiều kẽm: Kẽm là nguyên tố có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm rất tốt, đặc biệt là trẻ bị viêm mũi dị ứng. Do đó, tụi con sẽ bổ sung các thực phẩm giàu kẽm từ rau củ, đậu, ngũ cốc... vào khẩu phần ăn.

3.2. Thực phẩm kiêng ăn

Trẻ bị viêm mũi dị ứng nên hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều ớt, tiêu, mù tạt sẽ khiến các triệu chứng viêm mũi như ngứa mũi, hắt xì, chảy nước mũi, nước mắt... thêm nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này làm tăng nguy cơ trào ngược axit dạ dày và ảnh hưởng xấu chức năng tai-mũi-họng;
  • Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, bao gồm các loại hạt có thể kích thích cơn ngứa họng và gây ho. Do đó trẻ bệnh nên cẩn thận khi ăn chúng. Đậu phộng, nấm, đào, cần tây, hải sản, nhộng tằm... cũng là những thực phẩm dễ gây dị ứng mà người bệnh cần tránh sử dụng;
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa làm tăng tiết chất nhầy, tăng ẩm ướt và tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển, khiến bệnh tình trở nên nặng nề hơn;
  • Chất phụ gia: Một số chất phụ gia thực phẩm như mì chính, FD & C nhuộm màu vàng số 5, Benzaldehyde... có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mũi dị ứng trẻ em

4. Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Những trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị viêm mũi dị ứng nên được chăm sóc tích cực bằng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Dùng nước muối sinh lý rửa mũi hàng ngày, đặc biệt khi con vừa ra ngoài hoặc đi trời lạnh;
  • Dọn dẹp sạch sẽ phòng ốc, đảm bảo môi trường sống trong lành. Với trẻ đang bị viêm mũi dị ứng, lúc trước đi ngủ cha mẹ dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi để trẻ dễ ngủ hơn;
  • Hạn chế trồng hoa và nuôi chó mèo do có chứa dị nguyên phổ biến gây viêm mũi dị ứng;
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Đồng thời, cha mẹ hãy dạy con cách đánh răng và sử dụng nước súc miệng, ngoài ra nên tạo thói quen này để đường hô hấp và răng miệng luôn khỏe mạnh;
  • Tăng cường sức đề kháng: Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều rau và hoa quả tươi bổ sung vitamin (đặc biệt là vitamin C) cùng giấc ngủ đều, đủ giờ mỗi ngày sẽ giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn và chống lại tác nhân gây bệnh nói chung và viêm mũi dị ứng nói riêng;
  • Cha mẹ cần đặc biệt chú trọng và cần đặc biệt chú ý giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Atorhinal
    Công dụng thuốc Atorhinal

    Thuốc Atorhinal có thành phần hoạt chất chính là Phenylephrin hydroclori, Loratadin với hàm lượng 5mg. Thuốc có tác dụng trong điều trị dị ứng sử dụng trong những trường hợp quá mẫn.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Thuốc Maxlucat
    Công dụng thuốc Maxlucat

    Maxlucat là thuốc kê đơn, chứa thành phần chính là Montelukast natri, hàm lượng 10mg, bào chế dạng viên nang cứng, đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Thuốc được dùng để dự phòng và điều trị bệnh hen ...

    Đọc thêm
  • Tusstadt
    Công dụng thuốc Tusstadt

    Thuốc Tusstadt là một loại thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị một số tình trạng dị ứng nhất định. Vậy thuốc Tusstadt có tác dụng gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào?

    Đọc thêm
  • Bifitacine
    Công dụng thuốc Badextine

    Thuốc Badextine được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần dược phẩm Me Di Sun, thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Vậy thuốc Badextine có có công dụng cụ ...

    Đọc thêm
  • Brohist D
    Tác dụng của thuốc Brohist D

    Thuốc Brohist D thường được chỉ định để làm giảm tạm thời các triệu chứng của cảm lạnh thông thường, cúm, dị ứng hoặc bệnh về đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm xoang,...

    Đọc thêm