Điều trị và tiêm chủng cho người nhiễm HIV/AIDS

Bài viết bởi Bác sĩ CKII Phạm Thị Vân Hạnh - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

HIV/AIDS là bệnh nhiễm trùng mạn tính do nhiễm virus HIV (Human Immunodeficiency virus) gây nên. Bệnh có giai đoạn tiềm tàng không triệu chứng kéo dài. Biểu hiện nặng ở giai đoạn cuối là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải – AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome)

1. Tìm hiểu về HIV/AIDS

Căn nguyên Virus HIV -1 và HIV- 2, thuộc họ RETROVIRIDAE.

Đường lây HIV: Đường máu, đường tình dục và mẹ truyền cho con.

Dịch tễ: Việt Nam phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên năm 1990. Đến tháng 9/2017, đã có 208. 371 người nhiễm HIV trong đó 90.493 bệnh nhân AIDS. Số đã tử vong từ đầu dịch: 91.840 người. 9 tháng đầu năm 2017 đã phát hiện 6883 người nhiễm mới, 1260 người tử vong do HIV. 100% tỉnh thành phố đã có người nhiễm HIV.

Sinh bệnh học: Virus HIV xâm nhập sẽ phá huỷ TCD4, làm giảm đời sống tế bào từ 180 ngày xuống 2-3 ngày, gây suy yếu hệ miễn dịch. Nếu không được điều trị, người mắc HIV dễ bị nhiễm trùng cơ hội hoặc ung thư dẫn đến tử vong.


Hình ảnh Virus HIV-1 (xanh lục) quét từ kính hiển vi điện tử
Hình ảnh Virus HIV-1 (xanh lục) quét từ kính hiển vi điện tử

2. Tư vấn và xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm HIV rất quan trọng, giúp chẩn đoán và điều trị sớm cho người nhiễm

HIV, tăng hiệu quả điều trị và dự phòng. Khi điều trị, phải tuân thủ 5 nguyên tắc: đồng thuận, bảo mật, tư vấn, chính xác và kết nối với chăm sóc, điều trị.

2.1 Cần tư vấn xét nghiệm HIV cho các đối tượng

  • Người có nguy cơ nhiễm HIV: Ma túy, bán dâm, quan hệ tình dục không an toàn.
  • Người mắc bệnh lao, bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan C.
  • Người bệnh không tìm được nguyên nhân hoặc có triệu chứng gợi ý nhiễm HIV
  • Phụ nữ mang thai
  • Vợ/chồng/con người nhiễm; anh chị em của trẻ nhiễm HIV, phơi nhiễm HIV.
  • Các trường hợp khác có nhu cầu

2.2 Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm HIV ở người lớn và trẻ em trên 18 tháng tuổi

  • Xét nghiệm sàng lọc âm tính: Trả kết quả, lưu ý thời kỳ cửa sổ (xét nghiệm sau 6 tháng)
  • Xét nghiệm sàng lọc dương tính: Làm xét nghiệm khẳng định chẩn đoán tại phòng xét nghiệm được Bộ Y tế cấp phép xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV).

Phương pháp kỹ thuật xét nghiệm giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm HIV
Phương pháp kỹ thuật xét nghiệm giúp chẩn đoán tình trạng nhiễm HIV

2.3 Xét nghiệm chẩn đoán sớm nhiễm HIV ở trẻ dưới 18 tháng tuổi

Xét nghiệm PCR với AND - HIV để khẳng định nhiễm HIV cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV và các trẻ < 18 tháng tuổi có nghi ngờ nhiễm HIV hoặc có XN kháng thể kháng HIV dương tính. Xét nghiệm ngay khi trẻ phơi nhiễm được 4 - 6 tuần tuổi hoặc trong lần khám đầu tiên tại cơ sở chăm sóc và điều trị HIV.

2.4 Chẩn đoán giai đoạn lâm sàng bệnh HIV tiến triển (AIDS)

Người lớn và trẻ nhiễm HIV ≥ 5 tuổi: Khi CD4 < 200 hoặc khi người bệnh ở giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4. Trẻ nhiễm HIV < 5 tuổi: tất cả đều coi là bệnh HIV tiến triển

3. Điều trị cho bệnh nhân HIV

Mục đích: Ức chế tối đa và lâu dài quá trình nhân lên của HIV trong cơ thể và phục hồi chức năng miễn dịch.

Lợi ích của điều trị ARV: Giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong liên quan tới HIV. Dự phòng lây truyền HIV từ người nhiễm sang người khác (bạn tình/bạn chích)

Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;


Phụ nữ mang thai dương tính với HIV cần được điều trị sớm
Phụ nữ mang thai dương tính với HIV cần được điều trị sớm

3.1 Chuẩn bị điều trị ARV

Cần lựa chọn phác đồ ARV theo giai đoạn lâm sàng, các bệnh nhiễm trùng cơ hội, đồng nhiễm (Lao, viêm gan), dinh dưỡng, kết quả xét nghiệm thường quy, tương tác thuốc.

Cần tư vấn về lợi ích điều trị ARV, phác đồ lựa chọn, sự cần thiết phải tuân thủ điều trị, lịch tái khám, lĩnh thuốc, tác dụng phụ của thuốc, xét nghiệm cần theo dõi.

Tư vấn biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và làm xét nghiệm HIV cho người thân.

Tư vấn về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con nếu người nhiễm HIV mang thai.

3.2 Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị ngay khi người bệnh được chẩn đoán nhiễm HIV
  • Phối hợp đúng cách ít nhất 3 loại thuốc ARV
  • Đảm bảo tuân thủ điều trị hàng ngày, liên tục suốt đời

3.2 Điều trị cụ thể

  • Các phác đồ ARV bậc một

Các phác đồ ARV bậc một
Các phác đồ ARV bậc một

Lưu ý: Nếu không sử dụng được phác đồ trong Bảng: sử dụng các phác đồ thay thế

  • Với người mắc HIV đồng mắc lao

Điều trị lao sớm và không trì hoãn điều trị lao khi nhiễm HIV. Điều trị ARV sau 2 tuần đến 8 tuần bắt đầu điều trị lao. Đánh giá tương tác giữa thuốc ARV với thuốc chống lao, tác dụng phụ của thuốc, hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, làm các xét nghiệm cần thiết và hỗ trợ tuân thủ điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Vinmec dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe