Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nội trú Dương Văn Sỹ - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Chỉ số BMI của trẻ em giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng để từ đó điều chỉnh chế độ ăn, luyện tập cho phù hợp giúp trẻ phát triển khỏe mạnh nhất. Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em khác gì so với người lớn.

1. Ý nghĩa của chỉ số BMI trẻ em?

  • Chỉ số BMI trẻ em hay chỉ số khối cơ thể nhằm mục đích đánh giá xem trẻ đó có nằm trong phạm vi cân nặng khỏe mạnh hay không. Chỉ số BMI cho thấy cân nặng của trẻ có phù với chiều cao của mình hay chưa điều này giúp trẻ có tầm vóc đẹp mà còn điều chỉnh cân nặng sao cho khoẻ mạnh.
  • Chỉ số BMI của trẻ em còn có thể giúp xác định xem trẻ đó có nguy cơ bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng của mình hay không.
  • Chỉ số BMI của trẻ em và người lớn có gì khác nhau? Cách tính chỉ số BMI của trẻ em bước đầu giống như cách tính chỉ số BMI của người lớn cũng dựa vào chiều cao và cân nặng. Tuy nhiên đối với trẻ em, việc đánh giá BMI không đơn giản như người lớn do trẻ đang phát triển, BMI sẽ thay đổi theo độ tuổi và giới khi chúng lớn lên.

Do đó chỉ số BMI của trẻ được đánh giá tùy vào độ tuổi và giới tính của chúng. Do vậy, ở trẻ em cần phải so sánh chỉ số BMI với một biểu đồ BMI theo tuổi và giới. Bạn có thể xem biểu đồ chỉ số BMI trẻ em để đánh giá kết quả tình trạng dinh dưỡng của trẻ đó.

2. Cách tính chỉ số BMI ở trẻ em

Bước 1: Công thức tính chỉ số BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao (m)* Chiều cao(m))

Bước 2: Đánh giá tình trạng sinh dưỡng của trẻ em dựa vào biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi cho trẻ em

  • Sau khi chỉ số BMI được tính, nó được thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ.
  • Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là chỉ số thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi ( từ 2 tuổi tới 20 tuổi) được biểu diễn như sau:
BMI trẻ em
Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi

Ví dụ:

Giả sử có một trẻ 5 tuổi có cân nặng 24 kg, chiều cao là 1.2 m;

BMI của trẻ = cân nặng/(chiều cao x chiều cao) = 22/(1.1x1.1) = 16,67

Tra biểu đồ BMI cho bé 5 tuổi như sau:

Ta kẻ 1 cột (màu xanh) ở vị trí số 5 theo trục tuổi ( nằm ngang) , cột này sẽ cắt các đường cong ở 3 vị trí màu đỏ như hình vẽ;

BMI có giá trị 16,67 sẽ nằm ở vùng màu xanh nên trẻ 5 tuổi BMI 16,67 là dinh dưỡng phù hợp

3. Kết quả chỉ số BMI

  • Chỉ số BMI trong khoảng là tốt nhất là từ 5% tới 85%( biểu đồ trên). Khi có một chỉ số BMI lý tưởng, với cân nặng và chiều cao cân đối, cơ thể trẻ sẽ ít nguy cơ bệnh tật, trẻ khỏe mạnh và năng động hơn.
  • Khi BMI dưới 5%: Trẻ thuộc dạng thiếu cân. Những nguy cơ với người gầy, thiếu cân: Dễ bị mắc nhiều chứng bệnh như hạ huyết áp, loãng xương... do cơ thể không được nuôi dưỡng với đầy đủ dưỡng chất, các vitamin và khoáng chất cần thiết để tạo xương, suy yếu hệ miễn dịch nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng, khô tóc và khô da.
  • Khi BMI trên 95%: Trẻ thuộc dạng thừa cân. Những nguy cơ với trẻ béo phì, thừa cân: Dễ bị rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành, tiểu đường hoặc huyết áp cao. Nếu mỡ tích tụ ở cơ hoành, trẻ sẽ bị giảm chức năng hô hấp, khó thở dễ khiến mắc bệnh ngưng thở khi ngủ, khiến não thiếu oxy, tạo hội chứng Pickwick. Các bệnh về đường tiêu hóa như: Sỏi mật (bản chất là sỏi cholesterol), ung thư đường mật cũng như những bất thường về gan, ruột như gan nhiễm mỡ, ruột nhiễm mỡ, nhu động ruột giảm gây đầy hơi, táo bón, các bệnh về đại trực tràng, ung thư đại trực tràng...
Chỉ số BMI
Chỉ số BMI lý tưởng là khi cơ thể trẻ cân đối và khỏe mạnh

4. Lời khuyên để giữ chỉ số BMI của trẻ ở phạm vi khỏe mạnh

Các chuyên gia khuyên rằng trẻ em ở mọi lứa tuổi tốt nhất là phát triển cân nặng trong giới hạn và nên giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.

  • Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đặc biệt rau và trái cây mỗi ngày. Ngay cả khi trẻ không thích ăn rau vẫn cần cung cấp, tạo thói quen cho trẻ. Mẹ trẻ cần đưa thêm trái cây hoặc rau với mỗi bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính.
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Mỗi ngày nên dành ít nhất 1 giờ cho các hoạt động thể chất. Bắt đầu với thời lượng ít và tiếp tục tăng thời gian nếu cần.
  • Không nên cho trẻ dùng các đồ uống có đường, nước ngọt, trà và cà phê đều có thể được bỏ thêm đường, cần phải cảnh giác với chúng.
  • Tránh ăn thức ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

314.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan