Cách nuôi dạy một đứa trẻ giàu trí tưởng tượng

Sáng tạo là khả năng tạo ra những thứ độc đáo và thường có giá trị thực tế hoặc nghệ thuật. Đó cũng là cách để tìm kiếm giải pháp mới cho các vấn đề cũ và quan trọng hơn là mới. Khi con bạn trở thành một người trưởng thành ở nơi làm việc, trẻ sẽ luôn gặp phải những vấn đề có thể không giải quyết được bằng những cách cũ, và do đó đòi hỏi phải giàu trí tưởng tượng hay tư duy sáng tạo.

Một đứa trẻ có thói quen tư duy sáng tạo sẽ thành công trong nghề nghiệp và được các nhà tuyển dụng săn đón. Ngoài những lợi ích thiết thực của trí tưởng tượng, tự mình nghĩ ra một điều gì đó mới cũng là một nguồn vui. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp cho cha mẹ cách nuôi dạy một đứa trẻ giàu trí tưởng tượng một cách hiệu quả.

1. Bộ não trẻ luôn phát triển theo từng lứa tuổi

Con bạn sinh ra với khoảng 100 tỷ tế bào não, và đến khi trẻ chập chững biết đi, mỗi tế bào não đó sẽ gửi và gửi các tín hiệu xung động, tạo nên kết nối giữa các tế bào. Thông qua sự lặp lại, những kết nối này biến thành mạng lưới cho phép con bạn suy nghĩ và học hỏi.

Những năm đầu đời rất quan trọng vì mọi thứ trẻ làm với bạn - từ chơi đến ăn, đi bộ, đọc và hát - đều giúp khởi động trí não của trẻ. Khi trẻ bước vào độ tuổi mẫu giáo, não của trẻ sẽ phát triển để có 1.000 nghìn tỷ kết nối. Thế giới với trẻ giờ đây đầy những siêu nhân, nàng tiên, công chúa, hoàng tử, cướp biển, khủng long,... và những người bạn tưởng tượng. Bạn có đang thắc mắc về em bé trong độ tuổi mẫu giáo của bạn trí tưởng tượng đang phát triển đến đâu thì hãy tham khảo những mốc sau:

Trẻ 2 - 3 tuổi

Các bé này bắt đầu bay bổng trong thế giới tưởng tượng. Các con thích sáng tạo ra một thứ gì đó. Khi có cơ hội vẽ, tô màu, cắt dán hay hát múa, trẻ sẽ hào hứng tham gia. Một đứa trẻ 3 tuổi không có khả năng phối hợp hay điều khiển tay khéo léo để tạo ra một tác phẩm đẹp, nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng nhất là các con đã cố gắng làm và cảm thấy hào hứng.

Trẻ 4 tuổi

Có khả năng như sau:

  • Bắt đầu biết cảm thông với người khác và biết chia sẻ
  • Thích trò đóng kịch với những con rối và bộ trang phục lạ mắt
  • Thích những trò chơi náo nhiệt
  • Kể cho bạn nghe về một người bạn tưởng tượng hoặc những điều không bao giờ có thể xảy ra. Điều này rất phổ biến và hoàn toàn bình thường nếu nó không quá ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ
  • Biết dùng nghệ thuật để bộc lộ cảm xúc
  • Có thể tạo ra tác phẩm nghệ thuật thực tế hơn

Năm trẻ 4 tuổi, trẻ có thể sử dụng bút chì một cách tự tin hơn và có thể vẽ một hình người với đầy đủ các bộ phận. Khả năng sáng tạo này sẽ ngày càng phát triển hơn.

Cũng vào thời điểm này, trẻ muốn biết nhiều hơn về thế giới thực, thay vì chỉ hướng đến thế giới tưởng tượng như trước kia. Trẻ thường thích trò chơi giả vờ làm một ai đó, mặc quần áo như người lớn, sau đó đóng vai cha, mẹ, bác sĩ hoặc một nhà thám hiểm ... Những vai này sẽ giúp trẻ khám phá tường tận thế giới thực.

Trẻ 5 - 6 tuổi

  • Dần thoát khỏi nỗi sợ bóng tối, chó mèo, các con quái vật mơ hồ...
  • Có thể bắt chước và mô tả một nhân vật mà trẻ thích
  • Có thể trình diễn điệu nhảy bé từng học
  • Có thể kết hợp âm thanh với các hoạt động khác, như vừa hát vừa vẽ
  • Bắt đầu có thể kể một câu chuyện dài hoàn chỉnh

Trẻ sẽ thích chơi với các bạn và tham gia vào những trò chơi có quy tắc rõ ràng. Dĩ nhiên, trong số những trò chơi này vẫn bao gồm trò "giả vờ" nhưng phức tạp hơn trước.

Ở giai đoạn 5 đến 6 tuổi, khả năng phối hợp và sử dụng tay của trẻ phát triển đầy đủ, giúp trẻ dễ dàng bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng, đồng thời vẽ được các hình khối phức tạp như hình kim cương, hình tam giác và ngôi sao. Trong khoảng thời gian này, trẻ bắt đầu dùng các hình vẽ để kể chuyện và bộc lộ cảm xúc.


Những năm đầu đời rất quan trọng vì mọi thứ trẻ làm với bạn đều giúp khởi động trí não của trẻ
Những năm đầu đời rất quan trọng vì mọi thứ trẻ làm với bạn đều giúp khởi động trí não của trẻ

2. Trí tưởng tượng phát triển có lợi ích như thế nào với trẻ?

  • Giao tiếp: Trẻ được chơi các trò chơi tưởng tượng, được nghe kể về những cuộc phiêu lưu những câu chuyện cổ tích có xu hướng kỹ năng giao tiếp tốt hơn rõ rệt. Bạn có thể nhận thấy điều này trong một vài năm tới nhưng để có được thành quả đó hãy xây dựng kỹ năng cho trẻ ngay từ bây giờ.
  • Kiểm soát bản thân: Cứ giả vờ cho phép con bạn trở thành bất kỳ ai mà trẻ muốn, khám phá những tình huống tiêu cực, tích cực; thực hành những điều mà bé đã được học và để các tình huống diễn ra theo cách của trẻ muốn. Câu chuyện về những chú dê con chống lại con sói hung ác hoặc những câu chuyện mà trong đó gấu bông cả trẻ bị ốm phải đi bệnh viện, cho trẻ cảm giác rằng mình có thể mạnh mẽ và có khả năng kiểm soát ngay cả trong những tình huống đáng sợ nhất.
  • Giải quyết vấn đề: Mơ thấy những tình huống tưởng tượng dạy con bạn cách suy nghĩ sáng tạo, tạo tiền đề tốt cho khả năng giải quyết vấn đề. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Case Western Reserve cho thấy rằng những đứa trẻ giàu trí tưởng tượng khi còn nhỏ có xu hướng duy trì phẩm chất này khi chúng lớn lên và trở thành những người giải quyết vấn đề tốt hơn.

Thử nghiệm sau này trong cuộc sống, những "người có trí tưởng tượng phong phú" ngay từ nhỏ có nhiều kinh nghiệm hơn khi phải đương đầu với những thử thách và tình huống khó khăn, chẳng hạn như phải làm gì nếu trẻ quên một cuốn sách mà trẻ cần mang đến trường vào ngày hôm đó.

3. Cách khơi dậy trí tưởng tượng

Đọc sách: Là một cách tuyệt vời để làm phong phú thêm trí tưởng tượng của trẻ. Hãy chọn những quyển sách có hình vẽ lớn nhiều màu sắc thay vì những quyển sách dày đặc chỉ toàn chữ và chữ. Cho trẻ xem hình ảnh về mọi thứ, từ những cây cỏ nhỏ nhoi đến những cây cổ thụ, từ những sinh vật nhỏ bé như bọ rùa đến những chú khủng long, từ mô hình ô tô đến những con tàu vũ trụ, từ những vì sao nhỏ đến cả hệ mặt trời,... tạo ra âm thanh của động vật và xe cộ, áp dụng giọng nói đặc biệt cho các nhân vật khác nhau và nói về những gì đã xảy ra hoặc có thể xảy ra với người hoặc động vật trong sách.

Chia sẻ những câu chuyện: Kể những câu chuyện mà bạn bịa ra cũng tốt cho con bạn giống như đọc sách cùng nhau. Hay bạn có thể để con bạn làm nhân vật chính cũng là một cách tuyệt vời để mở rộng ý thức về bản thân của trẻ. Chẳng bao lâu nữa, con bạn sẽ có thể kể cho bạn nghe những câu chuyện và cuộc phiêu lưu của riêng mình.

Sáng tác nhạc: Ngay cả khi con bạn chưa sẵn sàng cho các bài học âm nhạc có cấu trúc thì bạn vẫn có thể cùng trẻ lắng nghe những bài nhạc hoặc giai điệu đơn giản dễ thuộc, đồng thời khuyến khích trẻ tham gia bằng cách hát, nhảy hoặc chơi các món nhạc cụ tự chế.

Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử: Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo hoàn toàn không sử dụng phương tiện truyền thông cho trẻ dưới 2 tuổi, tuy nhiên bạn vẫn có thể cho trẻ sử dụng các thiết bị thông minh trong thời gian điều độ khoảng 30 phút mỗi ngày nhưng lưu ý bạn phải là người giám sát nội dung trẻ được xem. Và khi trẻ xem, bạn hãy dõi theo chương trình cùng trẻ và quan sát cách con phản ứng.

Khuyến khích chơi giả vờ: Trẻ con học được rất nhiều từ việc kịch tính hóa những sự kiện trong cuộc sống theo trí tưởng tượng của chúng. Khi con bạn phát minh ra một kịch bản và cốt truyện rồi gán ghép nó với các nhân vật, trẻ sẽ phát triển các kỹ năng xã hội và lời nói. Trẻ học được cách giải quyết vấn đề về cảm xúc khi diễn lại các kịch bản liên quan đến cảm giác buồn, hạnh phúc, sợ hãi hoặc an toàn.

Cung cấp đạo cụ: Với trí tưởng tượng phong phú của trẻ mọi thứ đồ vật đều có thể trở lên kỳ diệu như thùng carton có thể là một con thuyền, chiếc khăn trở thành áo choàng của siêu nhân hay hoàng tử... Việc của bạn là hưởng ứng con mọi thứ con muốn nhưng luôn trong một giới hạn nhất định.


Đọc sách là một cách tuyệt vời để làm phong phú thêm trí tưởng tượng của trẻ
Đọc sách là một cách tuyệt vời để làm phong phú thêm trí tưởng tượng của trẻ

4. Bạn có thể làm gì để cho con được thỏa thích trí tưởng tượng

Chấp nhận người bạn tưởng tượng của trẻ: Các chuyên gia tin rằng việc có một người bạn tưởng tượng báo hiệu một đứa trẻ có óc sáng tạo và đã có thể kiểm soát được nỗi lo lắng sợ hãi của mình. Tuy nhiên, nếu con bạn bắt đầu đổ lỗi cho người bạn đó vì điều gì đó mà con bạn đã làm, thì đã đến lúc phải xem xét lại. Yêu cầu con nghiêm túc nhận lỗi đồng thời khắc phục hậu quả mà con vừa gây ra và nói với con rằng việc đó là không thể chấp nhận được.

Hãy lạc quan suy nghĩ thoáng hơn: Khi con bạn khăng khăng muốn mặc một bộ quần áo siêu nhân hay một bộ trang phục của công chúa cầu kỳ đến lớp học hãy để cho trẻ được làm điều đó. Người lớn được xã hội hóa để vạch ra ranh giới nghiêm ngặt giữa hành vi nơi công cộng và hành vi riêng tư, nhưng trẻ con không nghĩ theo cách đó, chúng chỉ đơn giản muốn làm những gì chúng thích. Bạn hãy tạo nên niềm vui mỗi ngày cho trẻ.

Đừng quá cứng nhắc: Tạo ra và thực hiện các quy tắc là việc của người lớn vẫn làm, nhưng đôi khi hãy để con bạn được thoải mái với những sáng tạo bất tận của trẻ. Hãy tham gia và vui chơi cùng với trẻ.

bên cạnh đó, để giúp trẻ đạt được những cột mốc phát triển quan trọng. Ngoài chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, phát triển toàn diện.

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com, readbrightly.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe