Biểu đồ tăng trưởng của trẻ mới biết đi

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ giúp bạn biết rõ về tình trạng phát triển thể chất của trẻ. Đây thực sự là một trong những công cụ tuyệt vời giúp bạn chăm sóc trẻ tốt hơn. toàn diện hơn.

1. Biểu đồ tăng trưởng là gì?

Vào mỗi lần kiểm tra sức khỏe cho trẻ, bác sĩ hoặc y tá sẽ tiến hành đo chiều cao, cân nặng và chu vi vòng đầu của trẻ. Sau đó, đánh dấu những con số đó trên biểu đồ trung bình cho trẻ em ở cùng độ tuổi và giới tính. Dựa vào kết quả trên, bạn sẽ biết con mình đang ở phân vị nào (biểu đồ cập nhật bao gồm cả trẻ bú sữa mẹ và trẻ bú sữa công thức).

Ví dụ: nếu bác sĩ nói với bạn rằng con gái 12 tháng tuổi của bạn thuộc phân vị thứ 75 về cân nặng, điều đó có nghĩa là 75% bé gái 12 tháng tuổi có cân nặng bằng hoặc thấp hơn so với con bạn và 25% trẻ có số cân nặng hơn . Số phần trăm càng cao chứng tỏ con bạn càng lớn hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi.

Biểu đồ tăng trưởng cho thấy toàn bộ sự phát triển của trẻ ở một độ tuổi cụ thể. Ví dụ: biểu đồ chiều cao của một bé gái 2 tuổi cho thấy phạm vi từ thấp nhất đến cao nhất. Nếu con gái 2 tuổi của bạn ở phần trăm thứ 50, điều đó có nghĩa là bé nằm ngay giữa và là chiều cao trung bình so với tuổi của bé.

Cha mẹ đôi khi lo lắng không cần thiết về những tỷ lệ phần trăm này. Xếp hạng phần trăm trên biểu đồ tăng trưởng không giống như điểm ở trường. Xếp hạng phần trăm thấp hơn không có nghĩa là con bạn có điều gì không ổn.

Giả sử cả bố và mẹ đều thấp hơn mức trung bình và con của họ lớn lên có cùng tầm vóc. Sẽ là hoàn toàn bình thường nếu đứa trẻ đó luôn xếp ở vị trí thấp về chiều cao và cân nặng.

Các giai đoạn phát triển tâm lý của trẻ từ sơ sinh đến vị thành niên
Biểu đồ tăng trưởng cho thấy toàn bộ sự phát triển của trẻ ở một độ tuổi cụ thể

Các phép đo phần trăm là một hướng dẫn chung để giúp bạn và bác sĩ đánh giá sự phát triển của trẻ mới biết đi. Điều quan trọng là sự phát triển của trẻ vẫn đang tiến triển. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem trẻ đang phát triển với tốc độ phù hợp hay không.

Hãy nhớ rằng mỗi đứa trẻ sẽ phát triển với một tốc độ khác nhau. Di truyền, mức độ hoạt động, các vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng chỉ là một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ.

2. Cách đo các chỉ số của trẻ

Mỗi một Kg cũng có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể về vị trí mà trẻ rơi vào biểu đồ, do đó trẻ sẽ được đo lường rất cẩn thận. Bác sĩ hoặc y tá tiến hành thực hiện ba phép đo như sau:

Cân nặng

Bác sĩ cân trẻ bằng cách để trẻ ngồi hoặc nằm xuống trên một chiếc cân (cân truyền thống hoặc kiểu điện tử) hoặc bằng cách để trẻ đứng trên một chiếc cân thẳng đứng, nếu trẻ có thể tự đứng. Trẻ sẽ phải cởi giày và áo khoác. Phép đo thường được tính bằng kilogam và sau đó bác sĩ sẽ cho bạn biết con bạn nặng bao nhiêu kg.

Kiểm soát cân nặng ở tuổi dậy trí trang nguy cơ béo phì khi trưởng thành
Trẻ tự đứng trên cân để kiểm tra chỉ số cân nặng cơ thể

Chiều cao

Nếu trẻ vẫn chưa thể tự đứng, bác sĩ sẽ đo chiều cao cho trẻ từ đỉnh đầu đến cuối gót chân khi trẻ đang nằm. Một số bác sĩ sử dụng một thiết bị đo đặc biệt khi đầu và bàn chân của trẻ có thể di chuyển để có kết quả chính xác. Nếu trẻ có thể đứng, bác sĩ sẽ đo chiều cao của trẻ khi trẻ đứng lên.

Chu vi đầu

Để đo chu vi vòng đầu của trẻ, bác sĩ sẽ đặt một cuộn dây đo ở nơi đầu của trẻ - nơi có vòng đầu lớn nhất.

Tại sao kích thước vòng đầu của trẻ mới biết đi lại quan trọng? bởi vì sự phát triển não bộ của trẻ được phản ánh qua kích thước hộp sọ của trẻ.

Vì vậy, nếu não của trẻ không phát triển và phát triển không ổn định, chu vi vòng đầu của trẻ có thể không tăng lên như bình thường. Mặt khác, nếu chu vi đầu phát triển quá nhanh, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề như não úng thủy (sự tích tụ chất lỏng trong não). Cả hai vấn đề này đều hiếm khi xảy ra ở trẻ, nhưng lại rất nguy hiểm.

Ngoài ra, bạn có thể theo dõi của phát triển của trẻ bằng cách:

  • Đo cân nặng của trẻ:. Nếu trẻ không tự đứng dậy, hãy bế trẻ lên và đặt lên bàn cân. Viết ra con số đó. Sau đó, đặt trẻ xuống và bạn bước lên bàn cân một mình. Lấy số cân nặng cộng lại trừ con số cân nặng của bạn để được cân nặng gần đúng của trẻ.
  • Tiếp theo, đo chiều cao của trẻ : Đặt trẻ nằm xuống và kéo căng thước dây từ đỉnh đầu đến cuối gót chân. Tuy có thể chênh lệch một ít so với cách đo của bác sĩ nhưng số đo này tương đối chính xác.
  • Để đo chu vi vòng đầu của trẻ, hãy quấn một cuộn băng đô mềm quanh đầu trẻ ở vị trí ngay trên lông mày và ta. Mục đích là đo đầu của trẻ tại điểm mà nó có chu vi lớn nhất.
Cần theo dõi chiều cao và cân nặng của bé đều đặn
Có nhiều cách để bạn kiểm tra và theo dõi các chỉ số phát triển của trẻ

Sau khi bạn thực hiện những phép đo này, hãy tính toán phần trăm tăng trưởng của trẻ rồi xác định vị trí của trẻ trên biểu đồ để tìm hiểu sự phát triển của trẻ so với những bạn cùng tuổi. Và nếu bạn tò mò về chiều cao của con mình khi trưởng thành, bạn cũng có thể sử dụng biểu đồ tăng trưởng để tính toán.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

966 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan