Khi được 14 tháng tuổi, hầu hết trẻ có thể đã biết chạy nhảy hoặc vẫn đang lấy hết can đảm cho những bước chân đầu tiên, một số trẻ đang học cách chơi với những quả bóng, thú nhún hay cầu tuột. Vì vậy, cha mẹ cần biết trẻ 14 tháng tuổi nặng 8kg có suy dinh dưỡng không để đánh giá sự phát triển của con mình.
1. Sự phát triển thể chất của trẻ 14 tháng tuổi
Khi trẻ đã làm quen được với những bữa ăn dặm, trẻ sẽ có thể tăng cân nhanh hơn và thực hiện được một loạt các kỹ năng mới.
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi được 14 tháng tuổi, bé trai có cân nặng trung bình là 10,1kg; chiều cao trung bình là 78cm. Còn bé gái 14 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 9,4kg và chiều cao trung bình là 76,4cm.
Tuy nhiên, vấn đề không phải là cân nặng và chiều cao mà là tốc độ phát triển của trẻ khỏe mạnh là được. Trong thực tế, trẻ có thể tăng cân nặng khoảng 200 gam và cao thêm khoảng 1.3cm mỗi tháng. Vào tháng tới, khi kiểm tra sức khỏe cho trẻ tại cột mốc 15 tháng, bác sĩ nhi khoa sẽ đánh giá xem bé phát triển như thế nào để đảm bảo rằng sự phát triển của trẻ vẫn đang đi đúng hướng dựa trên biểu đồ tăng trưởng.
2. Trẻ 14 tháng tuổi nặng 8kg có phải suy dinh dưỡng không?
Dựa vào tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong trường hợp trẻ 14 tháng tuổi nặng 8kg hay bé 14 tháng nặng 8.5kg đồng nghĩa với việc trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.
Lúc này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để được thăm khám sớm hơn. Nguyên nhân thường gặp có thể do trẻ mắc các bệnh lý bẩm sinh, nhiễm trùng tái đi tái lại hoặc chế độ ăn dặm cho trẻ chưa phù hợp.
3. Những phát triển cơ thể và kỹ năng khác của trẻ 14 tháng tuổi
- Đi lại: Hầu hết trẻ 14 tháng tuổi có thể tự đứng và đi một vài bước mà không cần sự trợ giúp. Khoảng một nửa số trẻ tại thời điểm này đã biết đi bộ thành thạo. Một số khác đã biết chạy, dù thường xuyên bị té ngã và thậm chí có thể leo lên bậc thang ở độ tuổi này.
- Nói chuyện: Bé 14 tháng tuổi có thể nói từng từ baba, mama và dada hay thậm chí có thể nói tới sáu từ hoặc lâu hơn để thể hiện mong muốn của mình.
- Mọc răng: Một số trẻ 14 tháng tuổi có thể đang mọc tới những chiếc răng hàm đầu tiên. Vòng chườm mọc răng lạnh có thể làm dịu cơn đau cho trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp trẻ thoải mái hơn khi quá trình mọc răng ở giai đoạn xấu nhất.
- Cảm xúc: Ngoài những lúc trông rất dễ thương, ngọt ngào, trẻ 14 tháng tuổi thỉnh thoảng có xu hướng khó chịu, cáu gắt. Vì vậy, cha mẹ cần có kỹ năng để đối phó với những cơn giận dữ này của trẻ, nhất là kiên nhẫn chờ đợi và luôn giữ bình tĩnh. Ngoài ra, dù trẻ đang trở nên độc lập hơn mỗi ngày, đôi khi bé 14 tháng cũng có thể nhạy cảm hơn khi phải xa cha mẹ. Nếu việc đưa bé đến nhà trẻ hao tốn nhiều nước mắt, hãy kiên định thói quen này sẽ giúp trẻ mau chóng ngừng khóc vì biết rằng cha mẹ sẽ quay lại vào khoảng thời gian sau đó.
- Dấu hiệu tự kỷ: Mối quan tâm chung của các bậc cha mẹ có con mới biết đi là liệu con họ có thể mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ hay không, vì chứng tự kỷ có thể trở nên rõ ràng hơn từ thời điểm này. Theo đó, trẻ tự kỷ có thể có khả năng giao tiếp, kỹ năng xã hội và hành vi không điển hình; chúng có thể không đạt được các mốc quan trọng theo độ tuổi như những đứa trẻ khác hoặc chúng có thể mất một số kỹ năng đã có trước đó. Bác sĩ nhi khoa có thể thăm khám cho trẻ và sẽ hỏi cha mẹ một loạt câu hỏi để đánh giá các dấu hiệu tự kỷ khi trẻ 18 tháng. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ, cha mẹ cần đưa con thăm khám sớm hơn để được xác định và can thiệp.
4. Giấc ngủ cho trẻ 14 tháng tuổi
Khi được 14 tháng, trẻ cần làm quen với trò chơi giấc ngủ để việc đi ngủ mỗi tối trở thành thông lệ. Hầu hết trẻ từ 1-2 tuổi ngủ tổng cộng 11 - 14 giờ mỗi ngày, giữa giấc ngủ ban đêm và một hoặc hai giấc ngủ ngắn ban ngày.
Những cơn đau khi mọc răng và sự lo lắng khi chia tay cha mẹ đi đến trường mẫu giáo vào ban ngày có thể khiến trẻ 14 tháng tuổi bắt đầu thức giấc vào ban đêm — ngay cả khi trước đó trẻ ngủ rất ngon. Tuy vậy, cha mẹ cần luôn kiên định tuân thủ thói quen đi ngủ bình thường cho trẻ và đặt ra những giới hạn không được vượt qua sẽ giúp cha mẹ và trẻ đều đi đúng hướng.
5. Chế độ ăn cho trẻ 14 tháng tuổi
Trẻ 14 tháng tuổi có thể từng bước tập ăn nhiều thức ăn mới hơn nhưng cũng từ chối một số món mà bé từng yêu thích trước đây. Tuy nhiên, đừng để điều đó ngăn việc cha mẹ không ngừng giới thiệu món ăn mới cho trẻ mỗi ngày. Điều này sẽ giúp trẻ tìm ra những loại thực phẩm yêu thích và những món ăn không mấy quan tâm.
Dù ăn thức ăn gì, trẻ 14 tháng tuổi nên ăn khoảng ba bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm hàng ngày trong tất cả các nhóm thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc, protein và sữa. Trong đó, cha mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ 14 tháng tuổi uống sữa tươi, sữa nguyên kem (trừ khi bác sĩ có khuyến nghị khác) hoặc sữa mẹ nếu còn. Vì trẻ 14 tháng tuổi cần được bổ sung 700 mg canxi mỗi ngày, nếu trẻ không nhận được canxi từ bất kỳ nguồn nào khác, trẻ sẽ cần uống khoảng 3 cốc sữa mỗi ngày.
Đối với các lựa chọn thực phẩm, sự đa dạng là chìa khóa cho các bữa ăn dặm tự chỉ huy vì hầu hết trẻ 14 tháng tuổi đã có thể tự bốc thức ăn và xúc ăn. Cũng giống như người lớn, trẻ mới biết đi nên ăn nhiều loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm khác nhau. Ở độ tuổi này, trẻ không cần hạn chế chất béo, vì trẻ 14 tháng tuổi vẫn cần lipid để phát triển trí não nhưng cần tránh cho trẻ ăn thức ăn quá mặn, ngọt và bơ. Hãy cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm tự nhiên, chưa qua chế biến càng nhiều càng tốt. Mặt khác, vì trẻ có nguy cơ bị nghẹn, cha mẹ nên nghiền thức ăn thành những miếng thật nhỏ và dễ nhai. Thực phẩm như đậu phộng, cà rốt sống và kẹo cứng vẫn quá cứng đối với trẻ 14 tháng tuổi. Nho, cà chua bi và xúc xích nên được cắt thành những miếng thật nhỏ để tránh làm trẻ bị nghẹn.
Tuy nhiên, nếu một ngày trẻ bỗng nhiên biếng ăn, điều này hoàn toàn bình thường ở trẻ mới biết đi. Việc ép trẻ ăn là không nên. Thay vào đó, đừng quá lo lắng vì phần lớn trẻ sẽ ăn ngon miệng vào ngày hôm sau. Trái lại, nếu trẻ chán ăn, bỏ bữa liên tục, kể cả sữa và nhiều dấu hiệu bất thường khác như quấy khóc, đau bụng, sốt..., cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ thăm khám bác sĩ nhi khoa.
Tóm lại, khi được 14 tháng tuổi, trẻ sẽ hoàn thiện hơn về các kỹ năng vận động của mình và phát triển theo hướng tăng chiều dài cơ thể hơn là cân nặng. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết cân nặng bình thường của trẻ cần đạt là bao nhiêu, để sớm nhận ra trẻ 14 tháng nặng 8kg, 8.5kg hay dưới 9kg có thể là suy dinh dưỡng. Từ đó, có phương pháp thích hợp để giúp trẻ bắt kịp sự tăng trưởng bình thường.
Để bắt kịp sự tăng trưởng, cha mẹ cần cho trẻ ngủ đủ giấc, có chế độ dinh dưỡng phù hợp và bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong