Bé 2 tuổi cao bao nhiêu cm là chuẩn?

Chiều cao được xem là một trong những yếu tố đánh giá tình trạng phát triển của trẻ. Trong đó, trẻ 2 tuổi được xem là giai đoạn khởi đầu cho sự phát triển vượt trội về chiều cao. Vậy trẻ 2 tuổi cao bao nhiêu là đúng theo tiêu chuẩn phát triển? Bài viết hôm nay sẽ cung cấp thông tin cho bạn về chiều cao tiêu chuẩn của trẻ 2 tuổi.

1. Trẻ 2 tuổi phát triển như thế nào về chiều cao?

Trẻ 2 tuổi phát triển như thế nào về chiều cao là vấn đề được các bậc cha mẹ quan tâm để có thể xây dựng chế độ chăm sóc tốt nhất cho sự phát triển của bé. Thực tế sự phát triển chiều cao của trẻ theo độ tuổi có đặc điểm như sau:

  • Theo nghiên cứu về chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh năm 2021 của các nhà khoa học, trẻ em vừa chào đời dài trung bình 50 cm và nặng 3,3 kg. Theo đó, ở giai đoạn sơ sinh chiều cao của bé sẽ tăng lên nhanh chóng và có thể đạt khoảng 72 - 76 cm trước khi trẻ tròn 1 tuổi.
  • Trẻ 1 tuổi là giai đoạn tuổi tập đi, sự tăng trưởng chiều cao của bé không nhiều như giai đoạn trước đó và chiều cao của trẻ tăng trung bình khoảng 1,2 cm mỗi tháng.
  • Chiều cao sẽ tăng thêm khoảng 10 cm khi bé được 2 tuổi, và đến giai đoạn trẻ 3 – 4 tuổi chiều cao sẽ phát triển nhiều hơn so với trước nên bé sẽ có vóc dáng cao ráo hơn.
  • Trẻ từ 5 tuổi trở lên: Chiều cao tăng trung bình 5 – 6 cm/năm cho đến tuổi dậy thì.

2. Trẻ 2 tuổi cao bao nhiêu là chuẩn?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng mỗi bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các khía cạnh trong cuộc sống bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường.

Theo Tổ chức y tế Thế Giới (WHO), bé gái 2 tuổi có chiều cao cân nặng trung bình là 85 cm và 12 kg, bé trai 2 tuổi có chiều cao cân nặng trung bình là 87cm và 12.5 kg.

Để xác định xem trẻ có đang phát triển với tốc độ khỏe mạnh về chiều cao hay không, biểu đồ bách phân vị do Tổ chức y tế thế giới công bố (WHO) thể hiện chính xác nhất. Biểu đồ bách phân vị được hiểu là tỉ lệ phần trăm số trẻ em có số đo thấp hơn mức bách phân vị đang xem xét. Chẳng hạn như bé gái 2 tuổi có chiều cao nằm ở bách phân vị 40 (40th) của bảng chiều cao nghĩa là bé cao hơn 50% số bé gái cùng tuổi trên toàn thế giới.

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ, sự tăng trưởng của trẻ là khác nhau theo từng giai đoạn, vì vậy nếu cha mẹ chỉ nhìn vào chiều cao của trẻ ở một thời điểm duy nhất sẽ rất khó để nhận định rằng liệu trẻ có đang phát triển chiều cao theo tiêu chuẩn bình thường hay không.

Muốn xác định chính xác, cha mẹ nên theo dõi chiều cao của trẻ định kỳ, ví dụ như đo chiều cao cho trẻ mỗi tháng một lần... Trong trường hợp có sự bất thường về chiều cao của bé, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để có những lời khuyên hợp lý về chế độ chăm sóc giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Trẻ 2 tuổi cao bao nhiêu
Trẻ 2 tuổi có chiều cao trung bình khoảng 85 -87cm

3. Sự phát triển chiều cao của trẻ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gì?

Phát hiện và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ sẽ giúp cha mẹ chăm sóc trẻ toàn diện hơn, đặc biệt là chiều cao ở trẻ 2 tuổi là giai đoạn tuổi mà trẻ đang phát triển nhiều về thể chất và trí tuệ. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ như sau:

3.1 Yếu tố di truyền

Ảnh hưởng của yếu tố tố di truyền được biểu hiện qua việc trẻ em luôn thừa hưởng các đặc điểm di truyền từ bố mẹ và yếu tố này cũng được xem là tác động lớn đến sự phát triển về chiều cao của trẻ. Mặc dù vậy, nó cũng không phải là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ và trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ di truyền.

3.2 Môi trường bên ngoài và chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng và môi trường bên ngoài là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Chế độ ăn thiếu dưỡng chất sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng,. Cung cấp đủ vitamin D, canxi, vitamin K và khoáng chất giúp cho quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Theo đó, trẻ 2 tuổi cao bao nhiêu là đang có chế độ dinh dưỡng phù hợp? Các bậc cha mẹ nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống phù hợp với chiều cao hiện tại và theo từng giai đoạn để từ đó giúp trẻ đạt được mức chiều cao theo tiêu chuẩn chung.

3.3 Giấc ngủ

Giấc ngủ là một phần rất quan trọng vì hormone tăng trưởng tiết ra nhiều vào ban đêm. Ngủ đủ giấc có vai trò trong việc kích thích xương dài ra, giúp hấp thu canxi tốt hơn và phát triển thể chất toàn diện. Đối với trẻ em giấc ngủ ít nhất phải 8 giờ trong một đêm. Vì vậy, cha mẹ nên tạo thói quen đi ngủ sớm cho trẻ.

3.4 Bệnh lý

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ là tình trạng bệnh lý. Chẳng hạn như trẻ thiếu máu hình lưỡi liềm thì thường có chiều cao và cân nặng thấp hơn so với bạn bè cùng tuổi.

3.5 Sức khỏe và tâm trạng của mẹ khi mang thai

Sức khỏe và chế độ ăn của mẹ trong thời gian mang thai ảnh hưởng rất lớn lớn đến thể chất và trí tuệ của trẻ sau khi sinh. Chế độ ăn của mẹ cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, vitamin, canxi, vitamin D, acid folicDHA...

Bên chế độ dinh dưỡng, tâm trạng của mẹ trong thời gian mang thai phải luôn thoải mái, sự căng thẳng của mẹ có thể dẫn đến chậm phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ khi sinh ra.

3.6 Chế độ tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao và vận động đúng cách sẽ giúp trẻ có cân nặng, chiều cao cân đối và tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch. Vì vậy, cha mẹ nên tập cho con một chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.

Như vậy, trẻ 2 tuổi đang ở giai đoạn phát triển toàn diện về thể chất. Vì vậy, cha mẹ nên thực hiện đo chiều cao, khám dinh dưỡng định kỳ cho trẻ để theo dõi tình trạng phát triển và có chế độ dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển về thể chất và chiều cao ở giai đoạn trẻ 2 tuổi.

Trẻ 2 tuổi cao bao nhiêu
Giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ 2 tuổi

Ngoài ra, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.

Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

66.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan