Kali máu tăng trong trường hợp nào?

Kali đóng một vai trò quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh, thăng bằng kiềm toan, hoạt động của các enzym và chức năng của màng tế bào. Tăng kali máu có thể gây ra yếu cơ và liệt mềm do mất cân bằng về ion cho kích thích mô thần kinh cơ.

1. Kali máu tăng là gì?

Tăng kali máu là một thuật ngữ y tế mô tả nồng độ kali trong máu cao hơn mức bình thường. Kali là một cation chủ lực trong các chất điện giải của tế bào, giúp cho sự co bóp của cơ vân và cơ trơn được dễ dàng, bao gồm cả sự co bóp của cơ tim.

Nồng độ kali trong máu bình thường là 3,5-5 mmol/l. Tăng kali máu khi kali > 5 mmol/l.

Nếu nồng độ kali máu cao hơn>6 mmol/l cần được điều trị ngay lập tức do nguy cơ gây rối loạn nhịp tim và có thể dẫn đến tử vong.


Tăng kali máu có thể gây ra yếu cơ và liệt mềm do mất cân bằng về ion cho kích thích mô thần kinh cơ.
Tăng kali máu có thể gây ra yếu cơ và liệt mềm do mất cân bằng về ion cho kích thích mô thần kinh cơ.

2. Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng tăng kali máu thường không đặc hiệu, đôi khi các triệu chứng có thể mơ hồ như:

  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Yếu cơ
  • Cảm giác ngứa ran

Các triệu chứng nghiêm trọng hơn của tăng kali máu có thể bao gồm nhịp tim chậm và mạch yếu. Tăng kali máu nghiêm trọng có thể dẫn đến tim ngưng đập gây tử vong.

Nói chung, mức kali tăng chậm( như bị suy thận mạn) làm cơ thể dung nạp tốt hơn so với nồng độ kali tăng đột ngột. Trừ khi sự gia tăng kali rất nhanh, các triệu chứng của tăng kali máu thường không rõ ràng cho đến khi nồng độ kali rất cao ( thường là 7 mEq/l hoặc cao hơn). Các triệu chứng cũng có thể phản ánh các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn gây ra tăng kali máu.

3. Nguyên nhân gây tăng kali máu

Thường một kết quả kali máu cao không phải là tăng kali máu thật. Thay vào đó, nó có thể gây ra do vỡ các tế bào máu trong mẫu máu trong hoặc ngay sau khi lấy máu. Các tế bào vỡ phóng thích kali của chúng vào mẫu máu. Lượng kali trong mẫu máu tăng là giả vì không phản ánh nồng độ kali bình thường trong cơ thể của bạn. Khi nghi ngờ, mẫu máu mới được lấy để làm xét nghiệm lại.

Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng kali máu liên quan đến các bệnh thận như:

  • Suy thận cấp
  • Bệnh thận mạn tính

Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng kali máu liên quan đến các bệnh thận
Nguyên nhân phổ biến nhất của tăng kali máu liên quan đến các bệnh thận

Tăng kali máu là do hậu quả của việc thận mất khả năng bài tiết lượng kali dư thừa sau tiêm truyền tĩnh mạch hoặc qua đường uống, do giảm lưu lượng nước tiểu, rối loạn chức năng thận, hoặc suy thận, hay do sử dụng các loại lợi tiểu tiết kiệm kali ở bệnh nhân bệnh thận.

Các nguyên nhân tăng kali máu khác bao gồm như:

  • Bệnh Addison ( suy tuyến thượng thận)
  • Thuốc ức chế men chuyển đổi angiotensin (ACE)
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II
  • Thuốc ức chế beta
  • Mất nước
  • Tiêu hủy các tế bào hồng cầu do chấn thương nghiêm trọng hoặc bỏng nặng
  • Sử dụng quá nhiều chất bổ sung có kali
  • Tiểu đường type 1

Trên đây là tổng hợp những thông tin về tăng kali máu. Ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu trên bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe