Bị viêm loét dạ dày tá tràng: Ăn như thế nào là tốt?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới. Để phòng và điều trị bệnh cần có một chế độ ăn uống phù hợp để giảm tiết dịch vị, hạn chế tác động của dịch vị tới niêm mạc đường tiêu hóa.

1. Nguyên tắc thực hiện chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng

Dạ dày và tá tràng có vai trò quan trọng trong việc hấp thu dinh dưỡng nhằm cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi bị bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng làm cho dạ dày và tá tràng không đảm bảo chức năng của mình.

Chế độ ăn cho những người mắc bệnh dạ dày tá tràng nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm tác dụng của acid dạ dày tiết ra tới niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi giúp các tổn thương mau lành.

Những nguyên tắc trong thực hiện chế độ dinh dưỡng giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, hấp thụ hiệu quả hơn cần thực hiện bao gồm:

  • Ăn thức đã nấu chín, những thức ăn cứng nên ninh nhừ, không nên dùng thực phẩm tái hay sống.
  • Khi nhai thức ăn nên nhai kỹ, ăn chậm. Việc nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt vào dạ dày giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
  • Nên chia thành nhiều bữa khoảng từ 4-5 bữa ăn mỗi ngày, không ăn quá no một lúc. Khi ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích dạ dày tiết nhiều acid.
  • Không nên ăn quá nhiều canh dùng cùng với bữa cơm.
  • Không nên vừa ăn cơm vừa làm việc hay tập chung xem ti vi.
  • Ăn xong không nên lao động nặng hay chạy nhảy ngay.
Nấu chín thực phẩm
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn thức ăn đã nấu chín

2. Những thực phẩm người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn

  • Sữa và các thực phẩm từ sữa: Những thực phẩm này có tác dụng trung hòa lượng acid trong dạ dày.
  • Thực phẩm giàu đạm như: Thịt động vật, cá, trứng, bơ, các sản phẩm từ đậu nành, đậu hà lan...Các loại thực phẩm này vì nó có tác dụng làm liền các vết loét trên niêm mạc dạ dày-tá tràng và các tế bào khác bị tổn thương.
  • Rau củ: Rau củ tươi có thể cung cấp rất nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe đặc biệt có thể cải thiện tình trạng viêm loét của niêm mạc dạ dày. Rau củ nên dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín. Không nên ăn sống, có thể sử dụng các loại rau củ nhưng không nên dùng ớt.
  • Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột gồm: Cơm, bánh mì, các loại khoai củ, cháo...
  • Trái cây: Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho người mắc bệnh lý dạ dày tá tràng. Trong đó chuối là một loại quả mà người bị bệnh về dạ dày nên ăn vì trong chuối có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe và có thể hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn HP cũng như làm tăng lượng chất nhầy sản sinh giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên nên ăn chuối sau các bữa ăn, tránh ăn khi đói.
  • Nghệ: Nghệ là phương thuốc phổ biến dành cho một loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ tiêu hóa, bao gồm cả viêm loét dạ dày. Curcumin là hoạt chất có nhiều ở nghệ giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi của những vết loét.
Gừng và nghệ
Người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn nghệ giúp vết loét nhanh lành hơn

3. Những thực phẩm người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn

Khi bị bệnh chức năng của dạ dày sẽ bị suy giảm vì vậy người bệnh hạn chế một số loại thức ăn không nên ăn để không làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi chức năng của dạ dày. Một số thực phẩm mà người mắc bệnh dạ dày tá tràng không nên ăn bao gồm:

  • Các loại thực phẩm có chứa nồng độ cồn cao và cà phê: Khi ăn uống đồ này sẽ làm tăng khả năng tiết axit trong dạ dày gây ra tình trạng đau dạ dày thường xuyên hơn. Ngoài ra, các thức uống này làm chậm sự liền vết thương tại niêm mạc dạ dày và tá tràng. Các loại thức uống không nên uống như: Rượu, bia, cà phê, coca...
  • Thức ăn có nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ có nhiều gia vị cay nóng: Các loại thực phẩm ăn vặt như đồ chiên rán, hay các món xào cùng các gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu....sẽ làm tăng khả năng kích ứng dạ dày, tăng tiết dịch vị từ đó khiến cho các vết loét trên niêm mạc lan rộng ra xung quanh khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Kiêng ăn các loại thực phẩm giàu axit: Khi ăn các loại thực phẩm có hàm lượng axit cho dạ dày bị kích thích làm ảnh hưởng đến các vết thương, vết loét...khiến cho quá trình tự làm liền chậm hơn. Các loại thực phẩm có hàm lượng axit cao bao gồm một số loại quả chua như: Chanh, nước ép một số loại hoa quả, cam, dâu, xoài....
  • Các loại thịt nguội chế biến sẵn như: Dăm bông, thịt hun khói, lạp xưởng, xúc xích và các loại nước sốt...
  • Những thức ăn cứng, dai gây cọ xát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, quả sống...
  • Các loại thức ăn như dưa cà, hành muối, quả đu đủ chín cũng không nên ăn.
  • Các loại đồ ăn vặt: Những đồ ăn vặt khó tiêu như khoai tây chiên, bỏng ngô, bim bim...Những thực phẩm này không nên ăn.
  • Nhưng thức ăn lạnh hoặc quá nóng: Những thức ăn lạnh quá làm co bóp cơ dạ dày mạnh hơn, còn thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn dễ tổn thương dạ dày hơn. Do vậy nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là khoảng từ 40 đến 50 độ C.
cà pháo muối chua
Người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn dưa cà, dưa chua

Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học không chỉ có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau dạ dày tái phát. Mà còn giúp tăng hiệu quả trong quá trình chữa trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Khi bị bệnh, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống phù hợp nhất để phòng và hạn chế sự tái phát bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Công dụng thuốc Esomarksans
    Công dụng thuốc Esomarksans

    Thuốc Esomarksans là thuốc điều trị bệnh lý dạ dày, có thành phần chính là Esomeprazol natri. Để hiểu rõ hơn Esomarksans có tác dụng gì cũng như các tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc, bạn ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Bổ sung Kẽm sinh học Canada cho trẻ biếng ăn, chậm lớn

    70% trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi bị thiếu vi khoáng Kẽm, Selen...

    Đọc thêm
  • Lantazolin
    Công dụng thuốc Lantazolin

    Thuốc Lantazolin có thành phần hoạt chất chính là Lansoprazole với hàm lượng 30mg và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc được bào chế dưới dạng viên nang, phù hợp sử dụng theo ...

    Đọc thêm
  • pantosec
    Công dụng thuốc Pantosec IV

    Pantosec IV chứa hoạt chất chính là Pantoprazole, một thuốc ức chế bơm proton được sử dụng rộng rãi trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison. Vậy ...

    Đọc thêm
  • Ozanilin
    Công dụng thuốc Ozanilin

    Ozanilin là thuốc điều trị bệnh lý dạ dày. Để biết thêm thông tin chi tiết về thuốc Ozanilin chữa bệnh gì? Cách dùng như thế nào? Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • omemarksans
    Công dụng thuốc Omemarksans

    Thuốc Omemarksans là thuốc kê đơn, được sử dụng cho các bệnh lý về đường tiêu hoá như chứng trào ngược dạ dày – thực quản, loét đường tiêu hoá. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Omemarksans, người bệnh ...

    Đọc thêm