Bị tiểu đường có nên ăn đu đủ?

Đu đủ giàu chất chống oxy hóa như lycopene, và có lượng đường an toàn khiến nó trở thành một lựa chọn thực phẩm tốt để chống lại các vấn đề sức khỏe khác nhau, đặc biệt là bệnh tiểu đường. Cùng đọc bài viết sau để biết về lợi ích sức khỏe hàng đầu của đu đủ và bị tiểu đường nên ăn đu đủ không?

1. Bị tiểu đường có nên ăn đu đủ?

Bệnh tiểu đường là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ (hoặc bất kỳ) insulin, hoặc không sử dụng insulin theo cách cần thiết. Insulin là một loại hormone giúp glucose, hoặc đường, đi vào các tế bào của cơ thể. Nếu cơ thể bạn không tạo ra hoặc sử dụng insulin đúng cách, đường có thể tích tụ trong máu của bạn.

Một số người dùng thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng những người khác kiểm soát lượng đường trong máu cao bằng cách tập thể dục và chế độ ăn uống lành mạnh. Mặc dù trái cây nói chung là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng một số loại trái cây có lượng đường tự nhiên cao hơn, vì vậy ăn quá nhiều sẽ không tốt cho lượng đường trong máu. Một câu hỏi đặt ra là người bị tiểu đường ăn đu đủ được không? Tin tốt là đu đủ an toàn để ăn nếu bạn bị tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường thường được khuyến khích tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ để giảm lượng đường trong máu của họ. Tuy nhiên, họ cũng nên hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và nhiều đường. Đu đủ là một loại trái cây phổ biến được tìm thấy rộng rãi ở hầu hết các nơi trên thế giới. Vì đu đủ có nhiều chất xơ và ít đường (8,3 gm trong một cốc đu đủ cắt lát) nên nó được coi là thực phẩm lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Đáng ngạc nhiên là loại trái cây có màu cam xanh này chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe khi ăn đu đủ mỗi ngày. Nó bao gồm nhiều loại vitamin thiết yếu như vitamin A, vitamin B, vitamin C và vitamin E và các khoáng chất như folate, magie, đồng, kali, lutein, axit pantothenic. Vitamin C cùng với các chất chống oxy hóa khác trong đu đủ cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu cao ở bệnh tiểu đường xảy ra do sự hoạt động của các tế bào tuyến tụy cần được quản lý bằng cách tập luyện thường xuyên và chế độ ăn uống lành mạnh.

Ăn đu đủ giảm cân
Người bị tiểu đường ăn đu đủ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

2. Đu đủ và bệnh tiểu đường

Trái cây có vị ngọt tự nhiên và vì tiêu thụ đường ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, một số người có thể nghĩ rằng trái cây là vượt quá giới hạn. Nhưng trái cây thực sự là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và bạn có thể ăn điều độ.

2.1. Gram đường

Một cốc đu đủ chứa khoảng 8,3g đường. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng tất cả mọi người nên giới hạn lượng đường bổ sung mà họ tiêu thụ không quá một nửa lượng calo tùy ý hàng ngày của họ, hoặc sự thâm hụt calo còn lại của họ sau khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Đối với hầu hết phụ nữ, điều đó có nghĩa là không quá 100 calo mỗi ngày, tức là khoảng 6 muỗng canh đường. Đối với nam giới, đó là khoảng 150 calo mỗi ngày, hoặc khoảng 9 muỗng cà phê đường.

Đu đủ có lượng đường an toàn cho người bị tiểu đường. Một số nghiên cứu cũng cho thấy trong đu đủ có một số thành phần có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong đu đủ rất giàu enzyme papain, enzyme này giúp bảo vệ những người bị tiểu đường khỏi tổn thương của gốc tự do gây nên.

2.2. Chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là một giá trị được chỉ định cho các loại thực phẩm khác nhau cho biết một loại thực phẩm nhất định làm tăng lượng đường trong máu nhanh như thế nào. Điều này có thể hữu ích cho những người mắc bệnh tiểu đường đang cố gắng giữ lượng đường trong máu của họ trong phạm vi mục tiêu. Đu đủ đạt điểm 60 về chỉ số đường huyết (GI), vì vậy nó không làm tăng lượng đường trong máu quá nhanh.

Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có điểm từ 20 đến 49, thực phẩm có chỉ số đường huyết vừa phải là 50 đến 69 và thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là 70 đến 100.

2.4. Lợi ích tiềm năng

Đu đủ không chỉ là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường vì chỉ số GI trung bình. Ăn đu đủ cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn.

Theo một số báo cáo , đu đủ có thể có tác dụng hạ đường huyết cho cơ thể. Trái cây có chứa flavonoid, là chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

2.5. Đu đủ giàu vitamin và chất xơ

Đu đủ nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin A, vitamin B, vitamin C và vitamin E và các khoáng chất như folate, magie, đồng, kali, lutein, axit pantothenic. Vitamin C cùng với các chất chống oxy hóa khác trong đu đủ cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường.

đu đủ
Lượng đường trong đu đủ được đánh giá là an toàn cho người tiểu đường

3. Thông tin dinh dưỡng của đu đủ

Theo USDA, một quả đu đủ tươi nhỏ có khoảng 67 calo. Các giá trị dinh dưỡng khác bao gồm:

  • 2,67 g chất xơ, 10% giá trị hàng ngày của bạn
  • 286 miligam (mg) kali, 6,08 phần trăm giá trị hàng ngày của bạn
  • 95,6 mg vitamin C, 106,2% giá trị hàng ngày của bạn
  • 33 mg magiê, 8% giá trị hàng ngày của bạn
  • 31 mg canxi, 3,1% giá trị hàng ngày của bạn

Lời khuyên để ăn một chế độ ăn uống lành mạnh

Một kế hoạch ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn, điều này cũng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường. Chúng bao gồm bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh và tổn thương thận.

Chế độ ăn kiêng tiểu đường bao gồm một kế hoạch bữa ăn cân bằng và lành mạnh. Nhưng ăn uống lành mạnh không chỉ có lợi cho những người sống chung với bệnh tiểu đường. Mọi người đều được hưởng lợi, kể cả những người bị tiền tiểu đường.

Các loại thực phẩm được khuyến nghị cho một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm carbohydrate như:

  • Trái cây
  • Rau
  • Các loại ngũ cốc
  • Cây họ đậu
  • Sữa ít béo

Vì nhiều carbohydrate lành mạnh lại giàu chất xơ, nên ăn những thực phẩm này cũng giúp điều hòa lượng đường trong máu.

Mặc dù đu đủ và các loại trái cây khác có thể phù hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng hãy lưu ý đến cách các loại trái cây cụ thể ghi được chỉ số đường huyết trước khi tiêu thụ. Nếu có thể, hãy chọn những loại có điểm số thấp hoặc trung bình để tránh lượng đường trong máu tăng đột biến.

Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng bao gồm protein nạc, chẳng hạn như:

  • Thịt gà
  • Gà tây
  • Động vật có vỏ
  • Trứng
  • Thịt bò nạc
  • Thịt heo

Ngoài ra, bạn có thể tiêu thụ chất béo lành mạnh như dầu ô liu, bơ và các loại hạt.

Thực phẩm cần tránh bao gồm các sản phẩm có chứa chất béo chuyển hóa như đồ ăn nhẹ đã qua chế biến và bơ thực vật. Điều quan trọng là giới hạn lượng natri của bạn không quá 2.300 mg mỗi ngày.

Các mẹo khác để ăn uống lành mạnh bao gồm ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn. Bạn cũng có thể sử dụng các đĩa nhỏ hơn để giúp quản lý lượng bạn ăn.

Quý khách vui lòng theo dõi website (www.vinmec.com) để có thêm thông tin hướng dẫn về chăm sóc sức khỏe sẽ được chúng tôi cập nhật thường xuyên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

31.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan