Việc sử dụng sản phẩm bổ sung chất chống oxy hóa đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là lành mạnh. Điều này là có nhiều loại trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa, có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy việc bổ sung chất chống oxy hóa có thể làm cho cơ thể trở nên mất cân bằng.
1. Sản phẩm bổ sung chất chống oxy hóa là gì?
Bổ sung chất chống oxy hóa chứa các dạng tinh chế chống oxy hóa có tác dụng giúp ổn định các gốc tự do. Cơ thể con người có khả năng tự tạo ra các gốc tự do trong quá trình tập thể dục và tiêu hóa thức ăn.
Các yếu tố môi trường, chẳng hạn như tiếp xúc với tia cực tím, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá và hóa chất công nghiệp như thuốc trừ sâu, cũng là nguồn gốc gây ra các gốc tự do.
Nếu số lượng các gốc tự do vượt quá khả năng cân bằng của cơ thể, một tình trạng gọi là stress oxy hóa có thể xảy ra. Theo thời gian, điều này góp phần gây lão hóa và phát triển các bệnh, bao gồm cả ung thư.
Các chất chống oxy hóa chính giúp điều chỉnh các gốc tự do trong cơ thể con người là vitamin A, C và E và khoáng chất selen.
Các sản phẩm bổ sung chất chống oxy hóa chứa từ 70 đến 1,660% giá trị hàng ngày (DV) cho các chất dinh dưỡng quan trọng này.
Nhiều người cho rằng việc bổ sung chất chống oxy hóa sẽ ngăn ngừa tác hại do các gốc tự do gây ra cho các tế bào cơ thể, do đó thúc đẩy tuổi thọ và tránh xa bệnh tật.
Tuy nhiên, việc bổ sung chất chống oxy hóa với số lượng cao có thể có tác dụng ngược lại.
2. Tác hại khi sử dụng quá liều
Những bất lợi lên sức khỏe từ việc sử dụng quá nhiều sản phẩm bổ sung chất chống oxy hóa vượt xa những lợi ích của chúng.
2.1 Giảm hiệu suất tập thể thao
Cơ thể con người tạo ra các gốc tự do như một sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa năng lượng trong khi tập thể thao. Khi tập luyện với mức độ càng cao và trong thời gian dài, cơ thể càng tạo ra nhiều gốc tự do.
Các gốc tự do có thể góp phần gây ra mệt mỏi và tổn thương cơ bắp, nên nhiều người cho rằng việc bổ sung chất chống oxy hóa có thể làm giảm tác dụng có hại của gốc tự do này, do đó cải thiện hiệu suất tập thể dục và phục hồi cơ bắp.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung chất chống oxy hóa - cụ thể là vitamin C và E - có thể can thiệp vào quá tình cơ thể thích nghi với cường độ tập thể dục và thậm chí loại bỏ một số lợi ích sức khỏe liên quan đến tập thể dục
2.2 Tăng nguy cơ ung thư
Stress oxy hóa gây ra bởi các gốc tự do trong cơ thể được cho là một nguyên nhân gây ra sự phát triển của bệnh ung thư.
Kể từ khi chất chống oxy hóa được cho là có khả năng vô hiệu hóa các gốc tự do, việc bổ sung chất chống oxy hóa đã được suy đoán có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển hoặc tử vong do ung thư.
Tuy nhiên, một số phân tích tổng hợp đã chỉ ra rằng việc bổ sung chất chống oxy hóa không làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư cũng như giảm nguy cơ tử vong do. Trên thực tế, việc sử dụng sản phẩm bổ sung chất chống oxy hóa không đúng cách thậm chí có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Ngoài ra, một số phân tích tổng hợp đã phát hiện ra rằng bổ sung beta-carotene, tiền chất của vitamin A, làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang và ung thư phổi ở những người có thói quen hút thuốc.
Đối với Selen, chất chống oxy hóa này có thể giúp ngăn ngừa ung thư ở những người có hàm lượng khoáng chất thấp hoặc ở những người có nguy cơ mắc ung thư cao. Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu y học hơn trước khi có thể khuyến nghị sử dụng selen cho mục đích này.
2.3 Gây dị tật bẩm sinh
Vitamin A là chất dinh dưỡng rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi, nhưng khi sử dụng ở liều cao, việc bổ sung vitamin A có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh.
Do đó, phụ nữ mang thai thường không nên bổ sung vitamin A liều cao.
Những chất bổ sung này chỉ được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai ở những khu vực thiếu vitamin A, như ở Châu Phi và Đông Nam Á.
Beta-carotene, tiền chất của vitamin A, không được chứng minh là dẫn đến dị tật bẩm sinh. Nhưng vì việc bổ sung loại chất này có liên quan đến ung thư, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng beta-carotene.
3. Cách bổ sung chất chống oxy hóa từ thực phẩm
Việc hấp thụ chất chống oxy hóa qua thực phẩm tươi là một phương pháp an toàn hơn so với việc sử dụng sản phẩm bổ sung. Tất cả các loại thực phẩm đều chứa các chất chống oxy hóa khác nhau với số lượng khác nhau, do đó, việc đa dạng hóa chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Trong khi các sản phẩm từ động vật, như trứng và các sản phẩm từ sữa, có chứa nhiều chất chống oxy hóa, một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao như:
- Rau: Bông cải xanh, ớt chuông, rau bina.
- Trái cây: Cam, táo, dâu.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, quinoa, gạo nâu.
- Đậu: Thận, pinto, đậu đỏ.
- Các loại hạt: Quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân.
- Đồ uống: Cà phê, trà.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo: Healthline.com