Ăn đu đủ chín có tốt không?

Đu đủ là một loại trái cây có vị ngọt nhẹ, mềm, màu xanh lục/vàng, có hình dạng giống như một quả lê lớn, nặng khoảng 1kg. Đu đủ thêm tính linh hoạt cho các công thức nấu ăn và có thể dùng để chế biến các món sốt, súp hoặc món ngọt và mặn. Vậy ăn đu đủ chín có tốt không ? Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu hơn về việc ăn đu đủ chín nhiều có tốt không.

1. Những lý do khiến bạn nên ăn đu đủ mỗi ngày

Đu đủ là một loại trái cây nhiệt đới cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đu đủ có nhiều chất xơ và chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin Cvitamin A. Đu đủ chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể giảm viêm, chống lại bệnh tật và giúp chúng ta trông trẻ trung hơn. Sau đây là 8 lợi ích sức khỏe của đu đủ.

1.1. Hương vị ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng

Quả đu đủ có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Nam Mexico nhưng hiện nay đã được trồng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Đu đủ có chứa một loại enzyme được gọi là papain, có thể phá vỡ các chuỗi protein dai có trong thịt cơ. Vì điều này, con người đã sử dụng đu đủ để làm mềm thịt trong hàng ngàn năm.

Nếu đu đủ chín, nó có thể ăn sống. Tuy nhiên, đu đủ chưa chín phải luôn được nấu chín trước khi ăn - đặc biệt là trong thời kỳ mang thai, vì trái chưa chín có nhiều mủ, có khả năng kích thích các cơn co thắt. Quả đu đủ có hình dạng giống như quả lê và có thể dài tới hơn 50 cm. Vỏ có màu xanh khi chưa chín và sẽ ngả màu cam khi chín, trong khi thịt có màu vàng, cam hoặc đỏ. Quả cũng có nhiều hạt màu đen trong đó, ăn được nhưng có vị đắng. Một quả đu đủ nhỏ (152 gram) có chứa :

  • Lượng calo: 59
  • Carbohydrate: 15 gam
  • Chất xơ: 3 gam
  • Chất đạm: 1 gram
  • Vitamin C: 157% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày
  • Vitamin A: 33% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày
  • Folate (vitamin B9): 14% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày
  • Kali: 11% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày

Ngoài ra, đu đủ chín cũng chứa một lượng nhỏ canxi, magiêvitamin B1, vitamin B3, vitamin B5, vitamin Evitamin K. Đu đủ cũng có chứa chất chống oxy hóa lành mạnh được gọi là carotenoid - đặc biệt là một loại được gọi là lycopene. Hơn nữa, cơ thể của bạn hấp thụ những chất chống oxy hóa có lợi này từ đu đủ tốt hơn so với các loại trái cây và rau quả khác.

1.2. Có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ

Các gốc tự do là các phân tử phản ứng được tạo ra trong quá trình trao đổi chất của cơ thể bạn. Chúng có thể thúc đẩy căng thẳng oxy hóa, mang đến nhiều loại bệnh tật. Chất chống oxy hóa, bao gồm cả carotenoid được tìm thấy ở trong đu đủ, có thể trung hòa các gốc tự do.

Các nghiên cứu lưu ý rằng đu đủ lên men có khả năng làm giảm căng thẳng oxy hóa ở người lớn tuổi và những người bị tiền tiểu đường, suy giáp nhẹ và bệnh gan. Ngoài ra, nhiều nhà nghiên cứu đã tin rằng quá nhiều gốc tự do trong não là một yếu tố quan trọng gây ra bệnh Alzheimer. Trong một nghiên cứu, những người bị bệnh Alzheimer được cho uống chiết xuất đu đủ lên men trong sáu tháng đã giảm được 40% chỉ số sinh học cho thấy tổn thương oxy hóa đối với DNA - và cũng có liên quan đến lão hóa và ung thư.

Việc giảm stress oxy hóa còn được cho là nhờ hàm lượng lycopene của đu đủ và khả năng loại bỏ sắt dư thừa, được biết là sản sinh ra các gốc tự do.

1.3. Có thuộc tính chống ung thư

Nghiên cứu cho thấy được lycopene trong đu đủ có thể làm giảm nguy cơ ung thư. Nó cũng có thể có lợi cho những người đang được điều trị bệnh ung thư. Đu đủ có thể hoạt động bằng cách giảm được các gốc tự do góp phần gây ra ung thư. Ngoài ra, đu đủ có thể có một số công dụng độc đáo mà các loại trái cây khác không thể mang lại được. Trong số 14 loại trái cây và rau quả có đặc tính chống oxy hóa được biết đến, chỉ đu đủ mới có hoạt tính chống ung thư đối với các tế bào ung thư vú.

Trong một nghiên cứu nhỏ ở người lớn tuổi bị viêm và tiền ung thư dạ dày, một chế phẩm đu đủ lên men sẽ làm giảm tác hại của quá trình oxy hóa. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm trước khi đưa ra các khuyến nghị về vấn đề này.

1.4. Có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Thêm đu đủ vào chế độ ăn uống có thể tăng cường sức khỏe tim mạch của chúng ta. Các nghiên cứu cho thấy được trái cây chứa nhiều lycopene và vitamin C như đu đủ có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim. Các chất chống oxy hóa trong đu đủ có thể bảo vệ tim và tăng cường tác dụng bảo vệ của cholesterol HDL “tốt”.

Ăn đu đủ chín có tốt không
Ăn đu đủ chín có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch

Trong một nghiên cứu, những người dùng thực phẩm bổ sung đu đủ lên men trong 14 tuần sẽ ít bị viêm hơn và tỷ lệ LDL “xấu” so với HDL “tốt” tốt hơn những người dùng giả dược. Tỷ lệ được cải thiện có liên quan đến việc giảm nguy cơ bị mắc bệnh tim.

1.5. Có thể chống lại chứng viêm

Viêm mạn tính là căn nguyên của nhiều bệnh và những lựa chọn thực phẩm và lối sống không lành mạnh có thể thúc đẩy quá trình viêm.

Các nghiên cứu đã cho thấy rằng trái cây và rau quả giàu chất chống oxy hóa như đu đủ giúp giảm các dấu hiệu viêm. Ví dụ, một nghiên cứu ghi nhận được rằng những người đàn ông tăng lượng trái cây và rau quả có nhiều carotenoid đã giảm đáng kể CRP, một dấu hiệu viêm đặc biệt.

1.6. Giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Enzyme papain trong đu đủ có thể giúp protein dễ tiêu hóa hơn. Người dân vùng nhiệt đới coi đu đủ là một phương thuốc trị được táo bón và các triệu chứng khác của hội chứng ruột kích thích (IBS).

Trong một nghiên cứu, những người dùng công thức làm từ đu đủ trong 40 ngày đã cải thiện được đáng kể chứng táo bón và đầy hơi. Hạt, lá và rễ cũng đã được chứng minh là có thể điều trị được vết loét ở động vật và người.

1.7. Bảo vệ da khỏi tổn thương

Ngoài việc giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, đu đủ còn có thể giúp làn da của bạn thêm săn chắc và tươi trẻ. Hoạt động quá mức của các gốc tự do được cho là nguyên nhân dẫn đến nhiều nếp nhăn, chảy xệ và các tổn thương da khác xảy ra theo tuổi tác. Vitamin C và lycopene có trong đu đủ bảo vệ làn da của bạn và có thể giúp giảm các dấu hiệu lão hóa này

Trong một nghiên cứu được thực hiện gần đây, việc bổ sung lycopene trong 10 – 12 tuần làm giảm mẩn đỏ da sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đây là dấu hiệu của việc tổn thương da. Trong một trường hợp khác, những phụ nữ lớn tuổi tiêu thụ hỗn hợp lycopene, vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong vòng 14 tuần đã giảm độ sâu của nếp nhăn trên khuôn mặt thể hiện một cách rõ ràng và có thể đo lường được.

1.8. Ngon và dễ dàng kết hợp trong các món ăn

Đu đủ có hương vị độc đáo mà được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, độ chín là chìa khóa. Một quả đu đủ chưa chín hoặc quá chín có thể có vị rất khác so với một quả chín hoàn toàn. Khi chín tối ưu, đu đủ phải có màu từ vàng đến đỏ cam, mặc dù có một vài đốm xanh là được. Giống như quả bơ, da của nó chỉ chịu áp lực nhẹ nhàng.

Hương vị của nó rất ngon nhất khi lạnh, vì vậy bạn nên giữ nó trong tủ lạnh bất cứ khi nào có thể. Sau khi rửa sạch, bạn có thể cắt đôi theo chiều dài, nạo bỏ hạt, dùng thìa nạo sạch vỏ như dưa đỏ hay dưa gang.

Ăn đu đủ chín có tốt không
Ngoài những lợi ích đu đủ chín mang lại, đây cũng là món ăn ngon và dễ kết hợp

Vì nó cực kỳ linh hoạt, nó cũng có thể kết hợp được với các loại thực phẩm khác để bổ sung hương vị của nó. Dưới đây là một vài ý tưởng công thức nấu ăn đơn giản chỉ sử dụng một quả đu đủ nhỏ:

  • Bữa sáng: Cắt đôi và lấp đầy một nửa với sữa chua Hy Lạp, sau đó phủ lên trên một ít quả việt quất và các loại hạt cắt nhỏ.
  • Khai vị: Cắt nó thành dải và quấn một lát giăm bông hoặc bánh mì prosciutto xung quanh mỗi dải.
  • Salsa: Cắt nhỏ đu đủ, cà chua, hành và ngò, tiếp đó cho nước cốt chanh vào trộn đều.
  • Sinh tố: Cho trái cây thái hạt lựu với nước cốt dừa và đá vào máy xay sinh tố, rồi xay cho đến khi mịn.
  • Salad: Cắt đu đủ và bơ thành khối vuông, thêm thịt gà đã nấu chín thái hạt lựu và trộn với dầu ô liu và giấm.
  • Món tráng miệng: Kết hợp với trái cây cắt nhỏ với 2 thìa (28 gram) hạt Chia, 1 cốc (240ml) sữa hạnh nhân và 1/4 thìa vani. Trộn đều và cho vào tủ lạnh ngăn mát trước khi ăn.

2. Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi ăn đu đủ

Mặc dù đu đủ tốt cho sức khỏe và ít calo, nhưng một số tác dụng phụ có thể xảy ra ở một số người. Hãy lưu ý rằng đu đủ chưa chín có chứa một lượng nhựa cao. Lượng nhựa này giảm dần khi quả chín. Điều quan trọng là các bà mẹ nên tránh ăn đu đủ nếu đang mang thai, vì nhựa mủ có thể gây co thắt tử cung và chuyển dạ sớm.

Đối với những người đã được chẩn đoán dị ứng nhựa cây nói chung, họ có nguy cơ cao cũng dị ứng với nhựa đu đủ. Các dấu hiệu của dị ứng nhựa đu đủ bao gồm phát ban, ngứa, nghẹt mũi, thở khò khè và tức ngực.

Trong trường hợp dị ứng nhựa cây nặng, ăn đu đủ có thể dẫn đến sốc phản vệ hoặc khó thở nghiêm trọng.

Trong khi đu đủ là một nguồn cung cấp chất xơ và tốt cho sức khỏe tiêu hóa, ăn quá nhiều có thể có tác dụng nhuận tràng, gây tiêu chảy và đau bụng. Nếu bạn bị phân lỏng hoặc có vấn đề về dạ dày sau khi ăn đu đủ, hãy tham khảo ý kiến ​​của các bác sĩ và cân nhắc cắt giảm lượng tiêu thụ để xem liệu các triệu chứng của bạn có cải thiện hay không.

Ngoài ra, có một số bằng chứng cho thấy hạt đu đủ có thể hoạt động như một chất diệt tinh trùng và làm giảm khả năng di chuyển của tinh trùng. Vì vậy, đàn ông nên tránh ăn hạt đu đủ nếu họ đang muốn có con. Hạt đu đủ có thể cản trở quá trình thụ thai.

Ăn đu đủ chín có tốt không
Ăn quá nhiều đu đủ chín có thể khiến bạn bị tiêu chảy

Đu đủ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý giá và có hương vị thơm ngon. Các chất chống oxy hóa mạnh như lycopene của nó có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh - đặc biệt là những bệnh có xu hướng phát triển theo tuổi tác như bệnh tim, ung thư. Nó cũng có thể chống lại các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy, giúp cho làn da của bạn vẫn mịn màng và tươi trẻ. Tuy vẫn còn tồn tại một số tác dụng phụ không mong muốn, chủ yếu là dị ứng nhựa cây nhưng nhìn chung đu đủ vẫn là một loại thực phẩm chúng ta nên đưa vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Hãy thường xuyên theo dõi website Vinmec (www.vinmec.com) để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe hữu ích và để lại thông tin khi cần bác sĩ tư vấn hỗ trợ nhé!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

50.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan