Các yếu tố đông máu gồm những gì?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đỗ Văn Mạnh - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Có khoảng 30 chất khác nhau được tìm thấy có ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Máu có thể đông được hay không là phụ thuộc vào hai nhóm chất: chất gây đông máu - chất làm tăng nhanh sự đông máu và chất chống đông- chất ức chế sự đông máu. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu.

1. Xét nghiệm yếu tố đông máu để làm gì?

Để đánh giá khả năng đông máu như thế nào và quá trình đông máu kéo dài trong thời gian bao lâu, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm các yếu tố đông máu.

Quá trình đông máu sẽ bảo vệ cơ thể bạn khi bị chảy máu. Tuy nhiên, nếu một cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch bình thường thì đây là điều hết sức nguy hiểm vì có thể khiến cho dòng máu bị chặn đến tim, não, phổi.

Khi thực hiện xét nghiệm các yếu tố đông máu, sẽ biết được nguy cơ bạn bị chảy máu quá nhiều khi bị thương hay không hoặc có nguy cơ bị đột quỵ không.

2. Các yếu tố đông máu gồm những gì?


Fibrinogen là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình đông máu
Fibrinogen là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình đông máu

Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông máu:

  • I - Fibrinogen: Fibrinogen là huyết tương có trọng lượng phân tử là 340.000, hòa tan được. Yếu tố này có mặt trong huyết tương với nồng độ là từ 100-700mg/ 100mL. Đa số Fibrinogen được tạo ra ở gan, vì thế đối với những bệnh nhân bị bệnh gan thì lượng Fibrinogen giảm trong máu tuần hoàn, sự đông máu bị ngăn cản.
  • II- Prothrombin: Prothrombin là protein huyết tương có trọng lượng phân tử là 68.700, có mặt trong huyết tương với nồng độ là 15mg/100mL. Gan sản xuất Prothrombin liên tục, chính vì vậy nếu gan bị suy yếu, lượng prothrombin sẽ giảm, gây ức chế sự đông máu.
  • III- Thromboplastin mô: Yếu tố này tham gia vào cơ chế đông máu ngoại sinh, thay thế phospholipid tiểu cầu và các yếu tố huyết tương. Bên cạnh đó, thromboplastin còn có tác dụng chống nhiễm khuẩn.
  • IV- Ca++: Quá trình đông máu không thể không có mặt của loại ion này.
  • V- Proaccelerin: Khi có nhiều ion Ca++ thì yếu tố này mất hoạt tính. Khi không có proaccelerin, người ta điều chế huyết tương bằng cách để lâu huyết tương lấy từ máu chống đông với oxalat.
  • VII- Proconvertin: Trọng lượng phân tử của yếu tố này là 60.000. Hoạt tính của yếu tố này trong huyết tương sẽ bị giữ lại trên màng lọc amiang;
  • VIII- Antihemophilic A: Để tổng hợp yếu tố này, phụ thuộc vào rất nhiều gen trong các nhiễm sắc thể khác nhau. Thường thì antihemophilic được tổng hợp chủ yếu từ gan, lá lách và hệ thống võng nội mô. Khi thiếu ion Ca++ thì yếu tố này mất hoạt tính. Đây là yếu tố chống huyết hữu B;
  • IX- Antihemophilic B: Chống huyết hữu A.
  • X- Stuart: Stuart có trong huyết tương, ở dưới dạng không hoạt động. Trong quá trình đông máu nội sinh có sự tham gia của yếu tố này. Khi cho thromboplastin mô vào quá trình đông máu ngoại sinh, sẽ không còn yếu tố stuart.
  • XI- Plasma Thromboplastin Antecedent (PTA): Quá trình khởi phát đông máu nội sinh không thể thiếu yếu tố PTA.
  • XII- Hageman: Động lực để tạo thành một loạt phản ứng dẫn đến đông máu là sự tiếp xúc giữa yếu tố XII với mặt trong mạch máu tổn thương cùng sự có mặt của phospholipid tiểu cầu. Bên cạnh chức năng hoạt hóa hệ đông máu, Hageman còn hoạt hóa hệ đông máu, hệ bổ thể và hệ chống đông.
  • XIII - Fibrin Stabilizing Factor ( FSF): yếu tố này có hoạt tính bền vững trong huyết tương, ổn định fibrin.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể

Các yếu tố trên có thể chia thành 2 nhóm nếu phân loại theo chức năng:

  • Nhóm 1: Các enzym hay tiền enzym được tổng hợp phần lớn từ gan. Các yếu tố Prothrombin, Proconvertin, Antihemophilic B, Stuart cần phải có vitamin K để tổng hợp từ gan.
  • Nhóm 2: Thúc đẩy enzym phát triển, gồm:
    • Proaccelerin được tổng hợp từ gan.
    • Antihemophilic A.
    • Fibrinogen đóng vai trò bề mặt của quá trình hình thành cục máu đông khi yếu tố này có trọng lượng phân tử cao.

Nếu dựa vào con đường đông máu, các yếu tố trên có thể phân thành 3 nhóm:

  • Nhóm 1: các yếu tố chung cho con đường nội sinh và con đường ngoại sinh gồm Fibrinogen, Prothrombin, Ca++, Proaccelerin, Stuart, Fibrin Stabilizing Factor ( FSF).
  • Nhóm 2: các yếu tố của con đường nội sinh gồm Antihemophilic A, Antihemophilic B, Plasma Thromboplastin Antecedent (PTA), Hageman;
  • Nhóm 3: các yếu tố của con đường ngoại sinh gồm Proconvertin, Thromboplastin mô.

Để đánh giá đúng tình trạng đông máu của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm để đánh giá các yếu tố gây đông máu. Điều này giúp cho người bệnh tránh được các yếu tố nguy cơ của bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe