Những phản ứng của phụ huynh đối với trẻ ngay từ khi rất nhỏ đều có ảnh hưởng đến khả năng phát triển thói quen và hành vi lâu dài cho các bé. của trẻ. Do đó, các việc làm như rèn kỷ luật, khuôn phép đúng cách, thưởng phạt phân minh của bố mẹ là khá quan trọng đối với bé.
1. Những biểu hiện của trẻ có thói quen xấu
1.1 Trẻ sơ sinh đến 3 tuổi
- Trẻ có giấc ngủ bất thường, dỗ mãi không ngủ
- Trẻ từ chối ăn uống: Nôn ói, không nhai, chờ ngủ mới chịu bú
- Trẻ tiểu tiện, đại tiện bừa bãi
- Trẻ giận dữ khi không được bố mẹ thỏa mãn nhu cầu
- Trẻ khóc nức nở không ngừng
- Trẻ không chịu đi học: Giả vờ đau bụng, ho, ốm khi đến trường
- Trẻ thu mình, không chịu giao tiếp với mọi người
1.2 Từ 4 đến 13 tuổi
- Trẻ nghịch phá đồ dùng do bố mẹ mua cho: Đồ chơi điện tử, gấu bông, bút, thước,...
- Trẻ ham mê các hoạt động giải trí như xem phim, mua sắm, đi chơi với bạn bè
1.3 Tuổi vị thành niên
Ở độ tuổi này, nếu trẻ không được bố mẹ dạy dỗ sẽ rất dễ sa vào các hoạt động không tốt hoặc chơi với những bạn bè không tốt. Từ đó làm ảnh hưởng đến việc học tập, các mối quan hệ và các hoạt động xã hội xung quanh trẻ.
2. Các thói quen tốt cần rèn luyện cho trẻ
2.1 Rèn thói quen bú cho trẻ
Trong 3 tháng đầu, các bà mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu nhưng cũng ráng đúng cữ thường là 8 cữ/ngày. Khi trẻ đạt trên 3 tháng tuổi, nên cho trẻ bú 120ml/ 1 lần, 6 tháng có thễ bú được 180 – 240ml /1 lần, 7 – 8 tháng có thể bú được 210 – 240 ml / 1lần. Với lượng bú tốt đa như vậy thì 3 - 6 tháng 1 cữ đêm là đủ bú lượng sữa, còn hơn 6 tháng có thể bú ngày là nạp đủ năng lượng.
Để đảm bảo lượng sữa cung cấp cho trẻ, người mẹ cần:
- Học cách ẵm trẻ, ngậm bắt vú để bé bú mạnh, học cách cảm nhận lượng sữa con bú khi sữa xuống
- Khi mẹ đi làm ban ngày thì tranh thủ cho bé bú khi đi làm về hoặc trước khi đi làm
- Không gian bú yên tĩnh để tránh ham chơi không chịu bú
- Không cai sữa gấp cho trẻ mà cần kiên trì tập cai từ 3 - 6 tháng
2.2 Rèn thói quen ngủ cho trẻ
Trẻ cần được ngủ ở những nơi thoáng mái, tránh ánh nắng mặt trời như ngủ trong nôi, giường hoặc trong võng. Thời gian ngủ cũng thay đổi tùy theo độ tuổi, lúc còn nhỏ thì ngủ từ 8h tối, lớn hơn thì ngủ từ 9h tối. Trước khi ngủ, mẹ cần tắt đèn cho tối, giữ yên tĩnh, hát ru cho trẻ ngủ. Nếu trẻ khóc, mẹ không nên dỗ trẻ trên tay, thay vào đó mẹ nên dỗ trẻ trên giường vì dỗ trên giường khó hơn nhưng lâu dài dễ dỗ hơn. Nếu cho trẻ nằm trong nôi riêng thì mẹ nên vờ trẻ đi 5 - 10 phút khi trẻ khóc, việc làm này sẽ giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn.
2.3 Rèn thói quen vui chơi cho trẻ
Các bậc phụ huynh cần xây dựng thói quen vui chơi lành mạnh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Cần tập cho trẻ các thói quen bổ ích như đọc sách, khám phá thế giới xung quanh, tiếp xúc và nói chuyện với bạn bè. Đồng thời cũng hạn chế các thói quen không tốt như xem TV hay các chương trình giải trí quá mức, tiêu tiền bố mẹ vô tổ chức, ...
3. Giảm quấy khóc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng cách nào?
Trẻ nhỏ thường khóc 3 giờ/ngày trong 3 tháng đầu tiên sau sinh. Trẻ khóc không phải đang cố làm nũng bạn, vì ở độ tuổi này trẻ chưa thể học được cách làm khó bạn. Lý do trẻ khóc đơn giản là do đau bụng, đói bụng, mệt mỏi, cô đơn hoặc khó chịu. Dr. Barbara Howard - Đại học Johns Hopkins ở Baltimore cho rằng “một đứa trẻ quậy phá là đứa trẻ muốn kiểm soát bố mẹ, tuy nhiên trẻ nhỏ hơn 9 tháng tuổi chưa thể học cách làm điều đó”
3.1 Các phương pháp chăm sóc cơ bản
Sau khi kiểm tra, nếu bạn không phát hiện trẻ bị đói, cần tã lót hay dấu hiệu của bệnh tật, hãy thử các biện pháp sau:
- Đặt trẻ ngồi trên ghế bập bênh hoặc ôm trẻ rồi đưa qua đưa lại (ru trẻ)
- Gõ nhẹ vào đầu trẻ hoặc vỗ nhẹ vào lưng, ngực
- Quấn chăn vào người trẻ
- Hát hoặc nói chuyện với trẻ bằng giọng điệu nhẹ nhàng
- Mở các bài hát nhạc nhẹ cho trẻ nghe
- Cho trẻ đi bộ dưới sự nâng đỡ của bạn, xe đẩy
- Đặt trẻ lên xe ô tô tự lái cho trẻ nhỏ
- Cho trẻ đứng gần các thiết bị có âm thanh tạo nhịp điệu như máy giặt hoặc cái quạt
- Vuốt lưng nhẹ nhàng nhằm giảm nấc cho trẻ
- Tắm nước ấm cho trẻ (không phải tất cả trẻ đều thích biện pháp này)
3.2 Chăm sóc “chuột túi”
Với một kỹ thuật gọi là chăm sóc chuột túi, các bác sĩ sơ sinh đã phát hiện ra rằng bế trẻ sinh non càng sát người càng tốt. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích, không chỉ giữ ấm cho bé qua nhiệt độ cơ thể của cha mẹ, mà sự gần gũi còn giúp giảm khóc, giúp điều hòa nhịp thở và nhịp tim, cải thiện cân nặng dẫn đến tăng trưởng tốt hơn.
Sự gần gũi cũng khuyến khích sự tương tác và gắn kết nhiều hơn giữa cha mẹ và con cái. Trên thực tế, các chuyên gia thường đề nghị các ông bố bế trẻ sơ sinh để tạo mối quan hệ gần gũi hơn, đặc biệt là vì họ không có khoảng thời gian mang thai 9 tháng trong tử cung như với các bà mẹ.
Bằng cách nói chuyện với bé khi bế bé từ phòng này sang phòng khác, bạn cũng đang đặt nền móng cho sự phát triển ngôn ngữ. "Việc cha mẹ nói chuyện với con giúp xây dựng sự hiểu biết về ngôn ngữ", Tiến sĩ Campbell giải thích. "Một đứa bé không có kỹ năng tiếp thu tốt sẽ không có kỹ năng diễn đạt tốt".
3.3 Xây dựng thói quen sinh hoạt cho trẻ
Việc xây dựng thói quen sinh hoạt cho trẻ trong 3 tháng đầu đời là việc khó làm được vì còn phụ thuộc vào nhu cầu, tính cách và khí chất của mỗi trẻ. Bạn nên quan sát các dấu hiệu không hài lòng của trẻ như tiếng khóc to, giật mình, run rẩy để tìm ra nguyên nhân và giải quyết vấn đề sớm cho trẻ.
Cho ăn theo nhu cầu là bắt buộc. Trẻ sơ sinh, ngay cả trẻ sinh non, thường sẽ ăn khi chúng đói và dừng lại khi chúng đã no. Trẻ sơ sinh thường trải qua giai đoạn tăng trưởng sau 2 - 3 tuần, 2 - 3 tháng và 6 tháng. Do đó, phụ huynh không nên quá lo lắng về việc cho trẻ ăn quá nhiều dẫn đến béo phì ở trẻ nhỏ.
Khi trẻ đạt từ 3 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể bắt đầu xây dựng thói quen ngủ đêm và ngủ trưa cho trẻ bằng cách sắp một đồng hồ báo thức bên trẻ để báo thức đúng giờ cho trẻ. Xây dựng thói quen tự lập cho trẻ ngay từ lúc nhỏ là rất tốt, tuy nhiên các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến tình cảm yêu thương dành cho trẻ, không nên để trẻ quá tự lập vì có nhiều lúc trẻ cũng ở trạng thái cô đơn và cần những lời khuyên và sự giúp đỡ của bố mẹ.
Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ về Nhi khoa: gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.
- Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám - chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành
- Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh - sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.
- Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: Webmd.com