Thuốc nhuận tràng: Khi nào nên dùng?

Thuốc nhuận tràng hay thuốc chữa táo bón đều chứa các hoạt chất giúp tăng nhu động, khối lượng và tần suất phân, từ đó làm giảm táo bón tạm thời. Tuy nhiên, khi lạm dụng quá mức, chúng có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm cả táo bón mãn tính. Vậy thuốc nhuận tràng dùng thế nào mới đúng?

1. Các loại thuốc nhuận tràng

Có nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau ở dạng viên nén, viên nang và chất lỏng; thuốc đạn hay thụt tháo. Mỗi loại thuốc nhuận tràng có những lợi ích cụ thể và những tác dụng phụ có thể xảy ra. Mặc dù sử dụng thuốc đặt hoặc thuốc xổ trong trực tràng không thuận tiện như nuốt một viên thuốc, nhưng những loại thuốc nhuận tràng được đưa vào đường trực tràng bằng tay thường có tác dụng nhanh hơn nhiều để giảm các triệu chứng.

1.1. Thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân (chất xơ)

Chất xơ là thuốc nhuận tràng mà hầu hết các bác sĩ khuyên dùng đối với chứng táo bón bình thường. Đau và chướng bụng hoặc đầy hơi có thể xảy ra khi đột ngột tăng hay thay đổi lượng chất xơ trong khẩu phần ăn của bạn. Chất xơ có sẵn tự nhiên trong trái cây, rau củ và ngũ cốc. Chất xơ cũng có sẵn không cần kê đơn dưới dạng canxi polycarbophil (Equalactin, Fibercon), chất xơ methylcellulose (Citrucel), psyllium (Fiber-Lax. Konsyl, Metamucil) và dextrin lúa mì (Benefiber).

Chất xơ hoạt động bằng cách tăng hàm lượng nước và số lượng lớn của phân, giúp di chuyển nhanh chóng qua ruột kết. Khi bổ sung chất xơ, điều cần thiết là uống đủ nước để giảm thiểu khả năng bị đầy hơi và tắc nghẽn có thể xảy ra.

Những người tăng cường chất xơ có thể đột ngột bị đau quặn bụng hoặc đầy hơi. Ngoài ra, chất xơ có thể làm giảm sự hấp thụ của cơ thể bạn đối với một số loại thuốc, vì vậy hãy luôn uống thuốc ít nhất 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi tiêu thụ chất xơ.

1.2. Thuốc nhuận tràng bôi trơn

Như tên gọi của nó, thuốc nhuận tràng bôi trơn làm cho phân trơn trượt. Dầu khoáng trong các sản phẩm này tạo thêm một lớp bôi trơn cho thành ruột và ngăn phân không bị khô. Mặc dù hiệu quả cao, thuốc nhuận tràng bôi trơn tốt nhất được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh táo bón trong thời gian ngắn. Nếu dùng trong một thời gian dài hơn, dầu khoáng có thể hấp thụ các vitamin tan trong chất béo từ ruột và làm giảm một số loại thuốc kê đơn không được hấp thụ hoàn toàn vào cơ thể. Không dùng nhuận tràng bôi trơn cùng lúc với các loại thuốc khác.


Lưu ý không dùng thuốc nhuận tràng bôi trơn đồng thời với các loại thuốc khác
Lưu ý không dùng thuốc nhuận tràng bôi trơn đồng thời với các loại thuốc khác

1.3. Thuốc nhuận tràng làm mềm (chất làm mềm phân)

Mặc dù có thể mất 1 tuần hoặc lâu hơn để thuốc nhuận tràng làm mềm có hiệu quả, nhưng chúng thường được sử dụng bởi những người đang hồi phục sau phẫu thuật, phụ nữ vừa sinh hoặc những người bị bệnh trĩ.

1.4. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Các sản phẩm thuốc nhuận tràng thẩm thấu này bao gồm Fleet Phospho-Soda, lucatose (Kristalose), magie hydroxide, lactitol (Pizensy) và polyethylene glycol (Miralax) - tất cả các tác nhân hydrat hóa hút chất lỏng vào ruột từ các mô xung quanh. Nhiều nước hơn trong ruột giúp phân mềm và dễ dàng đi ngoài. Bạn cần phải uống nhiều nước với thuốc nhuận tràng thẩm thấu, không chỉ để nhuận tràng hiệu quả mà còn giảm khả năng đầy hơi và chuột rút.

1.5. Thuốc nhuận tràng kê đơn

Thuốc nhuận tràng chủ vận Guanylate cyckase-C thay đổi độ đặc của phân bằng cách tăng lượng nước vào lòng đường tiêu hóa và tăng chuyển động của đường tiêu hóa. Plecanatide (Trulance) là một viên thuốc kê đơn cho những người bị táo bón vô căn mãn tính và hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón. Nó không được khuyến khích cho bệnh nhân dưới 6 tuổi. Mặc dù có hiệu quả trong việc thúc đẩy chức năng bình thường của ruột, nhưng nó có nguy cơ gây tiêu chảy và bệnh nhi có thể bị mất nước nghiêm trọng.

1.6. Thuốc nhuận tràng kích thích

Nếu bạn cần giảm táo bón gần như tức thời, thuốc nhuận tràng kích thích sẽ có hiệu quả. Loại thuốc nhuận tràng này hoạt động bằng cách kích thích lớp niêm mạc của ruột, do đó đẩy nhanh cuộc hành trình của phân qua ruột kết. Thuốc nhuận tràng kích thích cũng giúp tăng quá trình hydrat hóa của phân. Một số thuốc nhuận tràng phổ biến bao gồm Bisacodyl và Sennosides.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích hàng ngày hoặc thường xuyên. Loại thuốc nhuận tràng này có thể làm suy yếu khả năng đại tiện tự nhiên của cơ thể và gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, thuốc nhuận tràng kích thích có thể gây chuột rút và tiêu chảy.


Bisacodyl là một trong các loại thuốc nhuận tràng kích thích hiện nay
Bisacodyl là một trong các loại thuốc nhuận tràng kích thích hiện nay

2. Khi nào nên dùng thuốc nhuận tràng?

Trước khi tự đến hiệu thuốc gần nhà để mua thuốc điều trị táo bón, bạn cần phải hiểu về các loại thuốc nhuận tràng và liệu pháp hiện có, việc lựa chọn loại tốt nhất cho nhu cầu của cơ thể và tránh những loại quá mạnh thì cần phải có kiến ​​thức. Ngoài ra, như tất cả các phương pháp điều trị, sử dụng đúng cách sẽ giúp tránh được các tác dụng phụ không mong muốn.

Điều quan trọng là bạn phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ và nhà sản xuất cung cấp khi dùng thuốc nhuận tràng không kê đơn. Trừ khi có chỉ dẫn khác của chuyên gia y tế, hãy nhớ rằng thuốc nhuận tràng không kê đơn và kê đơn nên dùng ngắn hạn, không được vượt quá liều lượng ghi trên nhãn.

Với tất cả các loại thuốc nhuận tràng, điều quan trọng là phải tiêu thụ ít nhất 6-8 cốc (250mL) chất lỏng (tốt nhất là nước) mỗi ngày, cộng với một cốc bổ sung với mỗi liều thuốc nhuận tràng được thực hiện, trừ khi được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn khuyên dùng.

Lạm dụng thuốc nhuận tràng có thể dẫn đến rối loạn chức năng nghiêm trọng của nhu động ruột như liệt ruột, đại tràng xúc tác, lười hoặc nhuận tràng, hội chứng ruột kích thích, viêm tụy và các vấn đề khác. Do đó, điều quan trọng là phải sử dụng thuốc nhuận tràng điều độ và dưới sự giám sát của bác sĩ hoặc dược sĩ. Nếu bạn bị táo bón mãn tính, hãy tìm kiếm sự chăm sóc của chuyên gia y tế trước khi tự điều trị bằng thuốc nhuận tràng không kê đơn.

Một biến chứng phổ biến của thai kỳ là táo bón. Nếu việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống thích hợp để giảm táo bón cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không hiệu quả thì bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc làm mềm phân hoặc nhuận tràng tạo khối. Điều rất quan trọng là mẹ bầu nên uống nhiều nước trong khi dùng thuốc nhuận tràng, vì một số loại có thể chứa nhiều muối và làm mất nước.

3. Những lưu ý khi dùng thuốc nhuận tràng

Khi sử dụng thuốc nhuận tràng để chữa táo bón không thường xuyên, hãy nhớ những lời khuyên sau:

  • Nếu bạn cần sử dụng thuốc nhuận tràng để đại tiện "đều đặn", hãy sử dụng chất xơ trước;
  • Uống chất lỏng và giữ đủ nước khi sử dụng thuốc nhuận tràng. Tránh sử dụng thường xuyên các loại thuốc nhuận tràng kích thích. Một số loại có thể hạn chế khả năng hấp thụ vitamin D và canxi của cơ thể.
  • Nếu bạn đã dùng thuốc mà tình trạng táo bón vẫn tiếp diễn, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám. Táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng hơn như ung thư ruột kết, tiểu đường hoặc suy giáp... Bác sĩ có thể đánh giá tiền sử bệnh của bạn, khám sức khỏe và xét nghiệm, xác định nguyên nhân, giải pháp chính xác cho chứng táo bón.
  • Một chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây tươi, rau và các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt; tập thể dục thường xuyên; uống ít nhất 8 cốc nước 8 nước mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa táo bón ở hầu hết mọi người. Chất lỏng có thể không chỉ là nước, mà còn là trà, súp và các dạng chất lỏng khác.

Tóm lại, thuốc nhuận tràng giúp kích thích hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho nhu động ruột. Có nhiều loại thuốc nhuận tràng khác nhau, để lựa chọn được loại thuốc điều trị táo bón hiệu quả nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chúng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe