Thế nào là tiêu chảy mãn tính?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Tiêu chảy mãn tính tuy không phổ biến nhưng gây ra khá nhiều nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm cho người mắc phải. Hiểu rõ bệnh, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng tiêu chảy mãn tính và những hậu quả gây nên.

1. Tiêu chảy mãn tính là gì?

Tiêu chảy mãn tính là tình trạng đi ngoài phân lỏng trên 3 lần mỗi ngày và tiêu chảy kéo dài trên 4 tuần. Bệnh không phổ biến, chỉ một số ít người mắc phải tuy nhiên hậu quả bệnh gây ra khá nguy hiểm.

2. Nguyên nhân gây tiêu chảy mãn tính


Tiêu chảy mạn tính cũng có thể là do nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
Tiêu chảy mạn tính cũng có thể là do nguyên nhân hội chứng ruột kích thích

Có vô vàn các nguyên nhân gây tiêu chảy như do ăn uống, dị ứng, nhiễm trùng, tác dụng phụ của thuốc...Đối với tiêu chảy mãn tính các nguyên nhân gây bệnh có thể được nói đến như:

  • Các hội chứng kém hấp thu: Sụt cân, viêm dạ dày, bệnh Crohn, hội chứng ruột ngắn, tắc bạch mạch, viêm tụy mạn tính, ung thư biểu mô tụy, phát triển vi khuẩn quá nhanh như rối loạn tính di động, lỗ rò, túi thừa ruột non...
  • Các rối loạn tính di động do đầu mối bệnh là bệnh toàn thân hoặc sau phẫu thuật bụng, các rối loạn toàn thân như xơ cứng, đái tháo đường, cường giáp, hội chứng ruột kích thích...
  • Các bệnh mãn tính như ký sinh vật, vi khuẩn, nguyên sinh động vật...
  • Tiêu chảy thẩm thấu do các thuốc, các kháng acid...; tiêu chảy giả tạo...
  • Tiêu chảy bài tiết do thuốc, kém hấp thu muối mật, u tuyến có lông nhung...
  • Các bệnh viêm như viêm loét ruột kết, bệnh crohn, viêm ruột kết vi thể, viêm ruột non do chiếu xạ, ung thư lympho, ung thư tuyến...

3. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy mãn tính


Điều trị tiêu chảy mãn tính cần đúng nguyên tắc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất
Điều trị tiêu chảy mãn tính cần đúng nguyên tắc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả cao nhất

Để điều trị tiêu chảy mãn tính hiệu quả, dứt điểm người bệnh cần phải giải quyết 3 vấn đề sau:

  • Điều trị triệu chứng, giảm số lần đi ngoài, điều trị đau bụng, nôn, buồn nôn nếu có.
  • Điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy, ở mối nguyên nhân, bác sĩ điều trị sẽ có định hướng, phác đồ điều trị phù hợp.
  • Phòng ngừa tái phát và biến chứng nếu có.

Theo đó, người bệnh cần giải quyết được nguyên nhân gây tiêu chảy bằng cách:

  • Hạn chế tối đa rượu, bia, các chất kích thích.
  • Hạn chế sử dụng đường sữa, các chất tạo ngọt nhân tạo.
  • Nếu tiêu chảy do nguyên nhân do dị ứng gluten trong bột mì hay lactose trong sữa... người bệnh cần tránh sử dụng các chế phẩm có các chất này.
  • Nếu tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid, thuốc có chứa magie, ... cần được bác sĩ khám và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp kịp thời.
  • Điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài như cường giáp, đái tháo đường.

Người bệnh tiêu chảy mãn tính cần được phòng ngừa và điều trị biến chứng nếu có bằng cách bù nước và điện giải thích hợp. Nếu bệnh nhân chưa có biêu rhienej mất nước hoặc mới mất nước ở độ nhẹ, người bệnh có thể bù nước tại nhà bằng uống nước, dung dịch oresol được pha đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Bù dịch sau mỗi lần đi ngoài và theo nhu cầu của người bệnh.

Riêng đối với trẻ nhỏ thì cần lượng dịch bù như sau: 50 ml sau mỗi lần đi ngoài đối với trẻ dưới 2 tuổi, 100-200ml với trẻ 2-10 tuổi. Trẻ lớn uống theo nhu cầu. Trong trường hợp người bệnh tiêu chảy mãn tính có biểu hiện mất nước nặng hoặc nguy kịch cần được điều trị theo dõi tại bệnh viện. Khi đó bác sĩ chỉ định bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch.

Người bệnh có thể được điều trị các biến chứng như điều trị tăng natri máu, hạ natri máu, hạ kali máu theo phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Ngoài ra người bệnh tiêu chảy mãn tính cần chú ý trong quá trình điều trị bệnh như chế độ ăn uống cần mềm lỏng, dễ tiêu, không kiêng khem quá mức, bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho người bệnh bao gồm chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt người bệnh không được tự ý mua, sử dụng kháng sinh điều trị tùy tiện. Một số biện pháp dân gian cũng có thể điều trị tiêu chảy nhưng không có hiệu quả triệt để. Để điều trị dứt điểm, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện khám, phát hiện nguyên nhân và có hướng điều trị đúng đắn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe