Với thành phần chính Loperamide, thuốc Loperaglobe được sử dụng để điều trị bệnh gì và liều lượng nên dùng ra sao. Việc nắm rõ thông tin về thuốc giúp quá trình dùng thuốc đạt được kết quả tốt hơn.
1. Thành phần và chỉ định thuốc Loperaglobe
Thuốc Loperaglobe có chứa thành phần gồm: Loperamid 2mg cùng tá dược vừa đủ.
Thuốc thường được chỉ định trong những trường hợp sau:
- Thuốc có tác dụng trong việc làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp, tiêu chảy mạn tính do viêm đường ruột.
- Giúp làm giảm khối lượng phân cho những bệnh nhân có chỉ định trong việc mở thông hồi tràng.
- Loperaglobe thường được sử dụng trong điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
- Thuốc Loperaglobe cũng được dùng điều trị triệu chứng của các đợt tiêu chảy cấp có liên quan đến hội chứng ruột kích thích ở người lớn từ 18 tuổi trở lên.
Việc dùng thuốc Loperaglobe để điều trị cần có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
2. Liều lượng sử dụng thuốc Loperaglobe
Vì được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau nên liều lượng sử dụng thuốc cũng có sự thay đổi nhất định ở mỗi người bệnh.
Tiêu chảy cấp:
- Ban đầu 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2mg, tối đa 5 ngày. Liều thông thường: 6 – 8mg/ngày. Liều tối đa: 16mg/ngày.
Tiêu chảy mạn
- Uống 4mg, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2mg cho tới khi cầm ỉa. Liều duy trì: Uống 4 – 8mg/ngày chia thành liều nhỏ (2 lần). Tối đa: 16mg/ngày.
- Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Uống 0,08 – 0,24mg/kg/ngày chia thành 2 hoặc 3 liều.
- Trẻ từ 6 – 8 tuổi: Uống 2mg, 2 lần mỗi ngày.
- Trẻ từ 8 – 12 tuổi: Uống 2mg, 3 lần mỗi ngày. Liều duy trì: Uống 1mg/10kg thể trọng, chỉ uống sau 1 lần đi ngoài.
Đây chỉ là liều dùng mang tính chất tham khảo, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để việc sử dụng thuốc có được kết quả tốt nhất.
Lưu ý rằng, thuốc Loperaglobe cần được uống trước bữa ăn là tốt nhất.
3. Ai không nên dùng thuốc Loperaglobe?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ và nhà sản xuất thì những đối tượng sau đây không nên dùng thuốc Loperaglobe.
- Người mẫn cảm với thành phần của thuốc không nên dùng thuốc
- Hội chứng lỵ, viêm đại tràng, tổn thương gan
- Thuốc Loperaglobe không nên dùng cho người trướng bụng, viêm đại tràng giả mạc, ức chế nhu động ruột
- Đối tượng người già và trẻ nhỏ cần hết sức thận trọng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên dùng thuốc, bởi điều này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với trẻ nhỏ.
4. Thuốc Loperaglobe có gây nên tác dụng phụ gì khi dùng không?
Những tác dụng phụ mà Loperaglobe mang lại thường không quá nghiêm trọng, tuy nhiên người bệnh vẫn cần hết sức thận trọng với những phản ứng nhẹ sau:
- Có thể cảm thấy dị ứng, phát ban, khô miệng
- Xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa và mệt mỏi
- Có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng
Cách tốt nhất để hạn chế những phản ứng phụ, bệnh nhân nên chú ý:
- Chia sẻ với bác sĩ, dược sĩ về tất cả các loại thuốc, dược phẩm chức năng kê đơn và không kê đơn.
- Dùng thuốc đúng liều, đủ lượng không tự ý tăng hoặc giảm liều.
- Hạn chế tối đa tình trạng bỏ bữa thuốc hoặc uống quá liều. Bởi sẽ đều gây ra những ảnh hưởng không mấy tích cực cho sức khỏe.
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong thời gian dùng thuốc
- Hạn chế để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, bởi như thế có thể khiến tình trạng bệnh thêm nặng.
5. Cần làm gì trong trường hợp quá liều hoặc quên liều thuốc?
- Trường hợp quá liều thuốc Loperaglobe
Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ, vì thế trước khi dùng cần đọc kỹ và làm theo chính xác liều dùng. Khi dùng quá liều thuốc Loperaglobe cần dừng uống, báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.
- Trong trường hợp quá liều
Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Vì thế nếu quên liều cần uống ngay khi nhớ ra, còn trong trường hợp đã quên từ 2 tiếng trở lên người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và thực hiện uống thuốc như bình thường ở liều sau.
Tóm lại, thuốc Loperaglobe là được điều trị bệnh đường tiêu hóa. Khi dùng thuốc người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ làm theo để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.