Cảnh giác với táo bón sau phẫu thuật

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ - Bác sĩ ngoại tiêu hóa - Khoa Ngoại Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Tất cả các ca phẫu thuật đều khiến bạn cảm thấy vô cùng căng thẳng và có thể gây tổn hại lớn cho cơ thể bạn sau phẫu thuật. Táo bón - một tác dụng phụ thường không thể lường trước được và có thể khiến cho quá trình chữa bệnh trở nên khó khăn hơn.

1. Nguyên nhân gây táo bón sau phẫu thuật

Nguyên nhân gây táo bón sau phẫu thuật, bao gồm:

  • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc gây mê bạn nhận được trước khi phẫu thuật và một số loại thuốc bạn được kê sau đó (bao gồm cả thuốc giảm đau, thuốc lợi tiểuthuốc giãn cơ) có thể là nguyên nhân gây táo bón.
  • Chế độ ăn uống: Bác sĩ có thể chỉ định bạn rằng không ăn hoặc uống trong một vài giờ trước khi thực hiện phẫu thuật, hoặc có thể đưa bạn vào một chế độ ăn kiêng hạn chế sau khi phẫu thuật, đặc biệt là chế độ ăn không đủ chất xơ. Sự kết hợp của quá ít chất lỏng và thức ăn có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột của bạn, khiến bạn dễ bị táo bón.
  • Không luyện tập thể dục: Nếu bạn phải nằm trên giường bệnh viện hoặc không thể luyện tập thể dục trong một thời gian dài khi bạn hồi phục, việc thiếu vận động có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn. Không hoặc ít hoạt động là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến táo bón.
  • Một yếu tố gây kích thích tình trạng viêm, chẳng hạn như chấn thương hoặc nhiễm trùng cũng khiến bạn bị táo bón.
Uống thuốc quá liều có sao không
Một số loại thuốc có thể gây táo bón

2. Dấu hiệu của táo bón

Dấu hiệu thường gặp ở những đối tượng bị táo bón, chẳng hạn như:

  • Đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Bạn cảm thấy căng thẳng khi đi vệ sinh
  • Cảm giác đầy hơi
  • Đau bụng hoặc đau trực tràng
  • Phân cứng
  • Sau khi đại tiện, có cảm giác trống rỗng không hoàn toàn.

3. Biện pháp xử lý táo bón sau phẫu thuật

Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa táo bón sau phẫu thuật hoặc, ít nhất, làm giảm thời gian bị táo bón.

Chế độ dinh dưỡng chuyên gia
Người bệnh hãy nhờ đến bác sĩ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bắt đầu đi bộ xung quanh ngay khi có sự cho phép của bác sĩ. Điều này không chỉ có thể giúp trị táo bón mà còn có thể có lợi cho quá trình chữa bệnh đồng thời giảm nguy cơ đông máu nguy hiểm.

Thuốc giảm đau sau phẫu thuật làm chậm sự nhu động ruột của bạn, vì vậy hãy cố gắng hạn chế sử dụng chúng. Các nghiên cứu cho thấy gần 40 % những người dùng thuốc giảm đau bị táo bón. Nếu bạn có thể chịu đựng cơn đau và nếu được bác sĩ chấp thuận, hãy chọn dùng ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol).

Bên cạnh đó, bạn cần:

  • Uống nhiều nước: Mất nước khiến cho táo bón dễ xảy ra hơn. Nước giúp phá vỡ thức ăn trong dạ dày của bạn, hỗ trợ tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy rằng uống ít nhất bốn ly nước mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa táo bón.
  • Tránh sử dụng caffein: caffein khiến bạn mất nước, nó có thể làm cho tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, bạn nên dừng uống cà phê, trà và soda chứa caffein (cộng với sô cô la) nhằm tránh tình trạng táo bón.
  • Bổ sung thêm chất xơ: Nó giúp bạn ngăn ngừa tình trạng táo bón. Hầu hết người trưởng thành nên bổ sung từ 22 - 34 gram chất xơ mỗi ngày. Các loại thực phẩm như cám, đậu, táo, lê, mận, bí, khoai lang, rau bina và rau xanh là nguồn chất xơ rất tốt. Nếu bạn không thèm ăn nhiều sau khi phẫu thuật, hãy thử một ly sinh tố làm từ trái cây và rau củ quả.
  • Nên vận động: khi được bác sĩ cho phép, bạn nên đứng dậy và di chuyển xung quanh càng nhiều càng tốt. Ngay cả một bước đi ngắn xuống hành lang bệnh viện sẽ giúp bạn giảm chứng táo bón. Tập thể dục giúp di chuyển thức ăn được tiêu hóa qua ruột, giảm tình trạng táo bón
  • Cân nhắc khi dùng thuốc: Bác sĩ của bạn kê cho bạn một số loại thuốc để làm mềm phân, hoặc thuốc nhuận tràng, giúp phân di chuyển dọc theo đường ruột.
Bổ sung chất xơ
Khi sử dụng thuốc hãy hỏi ý kiến của bác sĩ

Sau phẫu thuật, bạn cũng nên có kế hoạch dùng thuốc làm mềm phân, chẳng hạn như docusate (Colace). Một thuốc nhuận tràng chất xơ, như psyllium (Metamucil), cũng có thể đem lại hiệu quả nhất định.

Nếu bạn bị táo bón nặng, bạn có thể cần sử dụng đến thuốc nhuận tràng kích thích, thuốc đạn hoặc thụt để tạo ra nhu động ruột.

Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp bạn tránh bị táo bón trước khi phẫu thuật. Đồng thời, nó cũng có thể giúp bạn tránh táo bón sau phẫu thuật.

Bạn nên uống nhiều nước, cũng có thể sử dụng mận hoặc nước ép mận vào chế độ ăn uống sau phẫu thuật.

Tránh các thực phẩm dễ gây táo bón, chẳng hạn như:

  • Sản phẩm từ sữa
  • Chuối
  • Bánh mì trắng hoặc gạo
  • Thực phẩm chế biến

Cách để ngăn ngừa táo bón hoặc giảm tình trạng táo bón sau phẫu thuật là chủ động ngăn ngừa tình trạng này.

  • Trao đổi với bác sĩ của bạn để đưa ra một kế hoạch ăn kiêng và điều trị trước phẫu thuật và hậu phẫu.
  • Cơ thể cần được cung cấp đủ nước.
  • Lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ hoặc thuốc nhuận tràng trước khi phẫu thuật giúp bạn sẵn sàng trong quá trình phục hồi.
Chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ giúp người bệnh phòng bệnh táo bón

Không những khiến bạn cảm thấy khó chịu, táo bón có thể gây ra các biến chứng đau đớn và nghiêm trọng nếu không được điều trị, bao gồm:

Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường, bạn nên báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

23.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Sau sinh các mẹ rất hay gặp phải tình trạng táo bón
    Táo bón ở bệnh nhân ung thư

    Táo bón là khi bạn đi đại tiện không thường xuyên, phân có thể cứng, khô và khó đi ngoài. Bạn cũng có thể có triệu chứng đau co thắt dạ dày, chướng bụng và buồn nôn khi bị táo ...

    Đọc thêm
  • nhóm thuốc nhuận tràng kích thích
    Tìm hiểu về nhóm thuốc nhuận tràng kích thích

    Sau khi đã áp dụng rất nhiều cách thức để thay đổi chế độ ăn uống và lối sống nhưng tình trạng táo bón vẫn không cải thiện, bệnh nhân thường muốn tìm đến các loại thuốc điều trị. Trong ...

    Đọc thêm
  • modium
    Công dụng thuốc Modium

    Thuốc Modium thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa. Vậy thuốc Modium có công dụng là gì, được chỉ định sử dụng trong trường hợp nào?

    Đọc thêm
  • Viêm đại tràng
    Hội chứng Ogilvie: Giả tắc đại tràng cấp tính

    Hội chứng Ogilvie (giả tác đại tràng cấp tính) là tình trạng ít gặp nhưng có thể gây ra những biến chứng khó lường. Vì vậy, cần nắm vững các triệu chứng của bệnh để kịp thời phát hiện và ...

    Đọc thêm
  • Duotason
    Công dụng thuốc Duotason

    Duotason thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên. Để dùng thuốc Duotason an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý ...

    Đọc thêm