Các phương pháp điều trị thoát vị thành bụng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ, Tiến sĩ Đỗ Minh Hùng - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Bệnh nhân được chẩn đoán thoát vị thành bụng sớm và can thiệp kịp thời sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và nhanh chóng phục hồi sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng.

1. Bệnh thoát vị thành bụng là gì?

Thoát vị thành bụng là bệnh lý gây ra do sự di chuyển của các tạng từ trong xoang bụng ra phía ngoài của thành bụng qua một chỗ yếu nào đó (có thể là vết mổ cũ hoặc nơi mà thành bụng không có lớp cơ). Đây có thể là một dị tật bẩm sinh xảy ra ở trẻ khi vẫn còn nằm trong bụng mẹ, phần lớn trẻ sinh non sẽ bị thoát vị thành bụng.

Bệnh thoát vị thành bụng xảy ra khi cơ của thành bụng bị suy yếu hoặc hở, gây ra một khối lồi trên bụng của người bệnh, khi mà cơ của thành bụng bị kéo căng hơn thì sẽ làm tăng áp lực trong khoang bụng và làm cho khối bị lồi do thoát vị thành bụng gây ra càng trở nên to hơn, rõ hơn.

Dựa vào triệu chứng lâm sàng và nguyên nhân, bệnh thoát vị thành bụng được chia thành nhiều loại bao gồm:

  • Thoát vị thành bụng trước (thoát vị rốn; thoát vị thượng vị, thoát vị Spigelian);
  • Thoát vị vết mổ;
  • Thoát vị cạnh hậu môn nhân tạo
  • Thoát vị lưng (thoát vị tam giác lưng trên; thoát vị tam giác lưng dưới);
  • Thoát vị vùng chậu;
  • Thoát vị bịt;
  • Thoát vị tọa;
  • Thoát vị đáy chậu;
  • Thoát vị vùng bẹn - đùi...

2. Triệu chứng thoát vị thành bụng

Bệnh thoát vị thành bụng ở trẻ em và người lớn đều có thể gây ra những triệu chứng sau:

  • Trên thành bụng hay bẹn xuất hiện một khối u phình lên (xuất hiện khi đi lại vận động, mất khi nằm hoặc khi ấn);
  • Có cảm giác đau, tức;
  • Làm hạn chế khả năng vận động;
  • Gây ra vấn đề về mặt thẩm mỹ.

Thoát vị thành bụng nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như hoại tử mạc treo ruột hoặc hoại tử ruột.

Thoát vị thành bụng
Bệnh thoát vị thành bụng xảy ra khi cơ của thành bụng bị suy yếu hoặc hở

3. Nguyên nhân gây thoát vị thành bụng bẩm sinh

Thoát vị thành bụng ở trẻ em là một dị tật bẩm sinh hiếm gặp có thể xảy ra ở cả nam và nữ, từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, có thể là do sự thay đổi gen hoặc hormone của thai nhi hoặc do người mẹ trong thời gian mang thai từng tiếp xúc với các tác nhân môi trường, đồ ăn, đồ uống và các loại thuốc điều trị...

Theo thống kê, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh thoát vị rốn chiếm 1/1.500 - 13.000 trường hợp, tình trạng này sẽ càng phổ biến hơn nếu phụ nữ dưới 20 tuổi mang thai. Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc thoát vị thành bụng ở trẻ em bao gồm:

  • Do người mẹ mang thai lúc còn trẻ tuổi: Mang thai ở độ tuổi vị thành niên sẽ làm tăng nguy cơ sinh non và mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh ở trẻ;
  • Do thói quen sử dụng đồ ăn, thức uống có chứa cồn trong lúc mang thai;
  • Người mẹ có thói quen sử dụng thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ thai nhi mắc thoát vị thành bụng bẩm sinh.

4. Điều trị thoát vị thành bụng bằng phương pháp nào?

Thoát vị thành bụng là căn bệnh có thể chẩn đoán sớm từ khi trẻ mới chào đời hoặc trong thời kỳ mang thai. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp siêu âm để kiểm tra xem trẻ có bị thoát vị thành bụng bẩm sinh hay không.

Tùy theo từng dạng thoát vị khác nhau mà sử dụng những phương pháp phẫu thuật khác nhau để điều trị thoát vị thành bụng, cả mổ mở hay nội soi. Tuy nhiên hiện nay, mổ nội soi thoát vị thành bụng là phương pháp được áp dụng khá phổ biến, bởi nó có thể áp dụng tại mọi vị trí và giảm nguy cơ thoát vị tái phát, đồng thời giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn trong quá trình điều trị.

Phẫu thuật thoát vị thành bụng
Phẫu thuật nội soi thoát vị thành bụng giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park hiện đang áp dụng phương pháp mổ nội soi bằng Robot (robotic surgery) trong điều trị thoát vị thành bụng. Phẫu thuật này có ưu điểm ít xâm hại, đường mổ nhỏ, ít đau, nguy cơ nhiễm trùng thấp, thời gian nằm viện của người bệnh ngắn, phục hồi nhanh, ít sẹo, ít mất máu và cải thiện kết quả điều trị.

Kỹ thuật được thực hiện bởi Tiến sĩ. Bác sĩ Đỗ Minh Hùng, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ Hùng đã có gần 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngoại Tổng quát, thực hiện hàng chục công trình nghiên cứu khoa học có giá trị và công bố nhiều kỹ thuật phẫu thuật độc đáo mang lại hiệu quả điều trị tích cực.

Ngoài ra, Vinmec Central Park có phòng mổ Hybrid là hệ thống phòng mổ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay với sự tích hợp phòng mổ và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, siêu âm... giúp giảm thời gian hậu phẫu thuật và đem lại hiệu quả phẫu thuật tốt nhất cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan