Iodine là gì và được sử dụng như thế nào?

Iodine là gì? Iốt (Iodine) là một khoáng chất có vai trò rất cần thiết trong chế độ ăn uống. Ngoài ra, Iodine còn là một loại thuốc sát khuẩn tại chỗ, dùng ngoài da. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ về thông tin và cách sử dụng thuốc sát khuẩn Iodine.

1. Iodine có tác dụng gì?

Iodine là chất gì? Đây là chất sát khuẩn, làm lành vết thương. Chỉ định cụ thể như sau:

  • Sát khuẩn:
    • Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương nhỏ, nông trên da, các vết thương và vết loét có dịch, làm giảm tải lượng vi sinh vật trong vết thương. Gel Iodine Cadexomer và giấy tẩm Iodine Cadexomer được sử dụng để làm sạch vết loét, vết thương có dịch (loét do tỳ đè, loét do ứ trệ tĩnh mạch, vết thương do chấn thương, phẫu thuật bị nhiễm trùng), không hiệu quả trong việc làm sạch vết thương khô;
    • Sát trùng da trước khi phẫu thuật
  • Làm lành vết thương: Gel Iodine Cadexomer và giấy tẩm Iodine Cadexomer được dùng để làm chậm sự hình thành của màng môi hoại tử, giữ các thương tổn mềm hơn.

Chống chỉ định của Iodine là:

  • Người quá mẫn cảm với Iodine hoặc thành phần trong công thức thuốc Iodine;
  • Gel Iodine Cadexomer và giấy tẩm Iodine Cadexomer chống chỉ định trong rối loạn tuyến giáp (bướu cổ dạng nốt không độc, viêm tuyến giáp Hashimoto, tiền sử bệnh Graves), phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
iodine là gì
Iodine là gì? Iodine là chất sát khuẩn và có thể làm lành vết thương

2. Liều dùng và cách dùng Iodine

Sau khi nắm được Iodine là gì, người dùng cần biết cách dùng, liều dùng Iodine:

2.1 Đối với người lớn

  • Sát khuẩn tại chỗ: Dung dịch hoặc cồn thuốc Iodine: Thoa lên vùng bị tổn thương khi cần thiết;
  • Tự dùng dung dịch hoặc cồn thuốc Iodine: Bôi một lượng nhỏ lên vùng bị thương 1 - 3 lần/ngày trong tối đa 10 ngày;
  • Giấy tẩm Iodine Cadexomer: Đắp miếng giấy vào vết thương, thay 3 lần/tuần hoặc tới khi màu thuốc chuyển từ nâu sang vàng xám. Nên giảm số lần đắp khi dịch tiết ở vết thương giảm dần. Ngừng điều trị nếu vết thương không còn dịch tiết. Không sử dụng giấy tẩm Iodine Cadexomer quá 3 tháng;
  • Gel Iodine Cadexomer: Bôi một lượng gel vừa đủ bao phủ hoàn toàn vết thương (dày 3 - 6mm), lên 1 miếng gạc vô trùng khô, sạch rồi đắp miếng gạc lên vết thương. Bôi lại gel 3 lần/tuần hoặc tới khi màu thuốc chuyển từ nâu sang xám vàng xám. Giảm số lần đắp gel khi dịch tiết tại vết thương giảm dần. Nên ngừng điều trị khi vết thương không còn dịch tiết. Chú ý bôi tối đa 50g gel/lần đắp, tối đa 150g gel/tuần, không dùng quá 3 tháng.

2.2 Đối với trẻ em

  • Sát khuẩn tại chỗ: Dung dịch hoặc cồn thuốc Iodine: Thoa lên vùng bị tổn thương khi cần thiết;
  • Tự dùng dung dịch hoặc cồn thuốc Iodine: Bôi một lượng nhỏ lên vùng bị thương 1 - 3 lần/ngày trong tối đa 10 ngày;

3. Tác dụng phụ khi sử dụng Iodine là gì?

Khi sử dụng Iodine, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như: Chàm, ban đỏ khu trú, phản ứng quá mẫn, kích thích tại chỗ, tăng mức hormone kích thích tuyến giáp, nhức đầu, mụn trứng cá, phát ban trên da, đau tại chỗ, phù tại chỗ, nổi mày đay, tiêu chảy, suy giáp, nổi hạch, chảy máu màng nhầy, tăng bạch cầu ái toan, phù mạch, phù nề mí mắt, phù phổi, đau khớp, sốt,...

iodine là gì
Tác dụng phụ của Iodine là gì? Iodine có thể gây tác dụng phụ như nhức đầu

4. Điều cần thận trọng khi sử dụng Iodine là gì?

Một số điều người dùng cần lưu ý khi sử dụng Iodine:

  • Có nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn: Mẫn cảm, phù nề, dị ứng hoặc phát ban, phù mạch, khớp, xuất huyết da/niêm mạc, nổi mày đay, ban xuất huyết, tăng bạch cầu ái toan;
  • Tác dụng ngoài da: Kích ứng mô (cảm giác châm chích, bỏng rát) với biểu hiện da bị mẩn đỏ, có thể bị đổi màu da;
  • Tác động lên nội tiết: Nguy cơ thay đổi chuyển hóa tuyến giáp, tăng mức TSH;
  • Lây nhiễm chéo: Có nguy cơ lây nhiễm chéo khi sử dụng giấy tẩm Iodine Cadexomer hoặc ống gel;
  • Tăng kích thước vết thương: Vết thương có thể lớn hơn trong những ngày đầu điều trị bằng giấy tẩm Iodine Cadexomer hoặc gel Iodine Cadexomer do giảm phù nề;
  • Phản ứng khác: Hơi Iodine có thể gây kích ứng mắt hoặc đường hô hấp; có thể có cảm giác đau nhẹ thoáng qua trong vài giờ đầu sau khi sử dụng Iodine Cadexomer;
  • Không sử dụng giấy tẩm Iodine Cadexomer hoặc gel Iodine Cadexomer cho bệnh nhân suy thận nặng;
  • Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Iodine, giấy tẩm Iodine Cadexomer hoặc gel Iodine Cadexomer cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Bài viết giúp giải đáp câu hỏi Iodine là gì, hướng dẫn sử dụng và một số lưu ý khi dùng Iodine. Bệnh nhân cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ khi sử dụng sản phẩm sát khuẩn này. Nếu có triệu chứng bất thường cảnh báo nguy cơ dị ứng, người bệnh cần báo cho bác sĩ ngay để kịp thời điều trị.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

48.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan