Công dụng thuốc Sismyodine

Thuốc Sismyodine là thuốc giãn cơ có tác dụng điều trị trong trường hợp co cứng cơ do nhiều nguyên nhân khác nhau và trường hợp bệnh lý tăng trương lực cơ. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Eperison hydroclorid 50mg. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về loại thuốc này.

1. Thuốc Sismyodine là thuốc gì?

Thuốc Sismyodine với thành phần chính là Eperisone hydrochloride, hàm lượng 50mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao đường. Thuốc có tác dụng ​​​​giãn cơ vân, giãn mạch do tác động của thuốc lên hệ thần kinh trung ương và cơ trơn mạch máu.

2. Công dụng và chỉ định của thuốc Sismyodine

Hoạt chất Eperisone hydrochloride có trong thuốc Sismyodine có hiệu quả điều trị ổn định trong việc cải thiện các triệu chứng có liên quan đến sự tăng trương lực cơ, do cắt đứt các vòng xoắn bệnh lý của sự co thắt cơ vân.

Thuốc tác động chủ yếu trên tủy sống làm giảm các phản xạ tủy và tạo ra sự giãn cơ vân.

Sismyodine có tác dụng giãn mạch làm tăng tuần hoàn

Ngoài ra, hoạt chất Eperisone hydrochloride đã được chứng minh là một thuốc có hiệu quả về mặt lâm sàng trong việc cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ: co cứng cơ cột sống, liệt nửa người, chấn thương tuỷ sống,....

Thuốc Sismyodine được chỉ định trong các trường hợp sau:

Thuốc Sismyodine chống chỉ định trong tất cả các trường hợp mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.

3. Liều dùng, cách dùng thuốc Sismyodine

Cách dùng: Thuốc nên dùng đường uống và sau bữa ăn là tốt nhất.

Liều dùng: Người lớn: Uống ngày 03 viên, chia 03 lần/ngày, sau ăn.

Lưu ý: Liều dùng phù hợp phụ thuộc vào từng đối tượng bệnh nhân, từng mức độ nghiêm trọng của bệnh là khác nhau. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia để có liều dùng thích hợp, đạt hiệu quả tối ưu.

​​​​4. Tác dụng phụ của thuốc Sismyodine

Tác dụng phụ ít gặp khi dùng thuốc Sismyodine:

  • Viêm dạ dày
  • Nôn, buồn nôn, chán ăn
  • Buồn ngủ
  • Phát ban, mẩn ngứa
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Táo bón

Những tác dụng phụ kể trên có thể chưa liệt kê được hết khi sử dụng thuốc Sismyodine Vì vậy, trong quá trình người bệnh sử dụng thuốc, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào cần báo ngay cho bác sĩ, nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.

5. Tương tác thuốc Sismyodine

Hiện nay, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về các tương tác thuốc của thuốc Sismyodine với thuốc khác hay các loại thực phẩm khác. Do đó, để đảm bảo an toàn người bệnh nên thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, các loại thuốc đang dùng kể cả thuốc không kê đơn: các loại thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc nam,.....để bác sĩ có chỉ định phù hợp trong điều trị.

6. Quá liều, quên liều thuốc Sismyodine

Hiện nay chưa có ghi nhận về phản ứng khi dùng quá liều thuốc Sismyodine. Tuy nhiên, trong trường hợp này hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ, xử trí kịp thời.

Khi quên uống một liều thuốc, hãy uống thuốc càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian uống liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ tốt nhất.

Trên đây là thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Sismyodine, nếu còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

126.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan