Công dụng thuốc Siratam

Thuốc Siratam 500mg/100ml là thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn. Tương tự bất kỳ loại thuốc nào, trước khi sử dụng thuốc Siratam bệnh nhân cần đọc kỹ cách sử dụng và các lưu ý khi dùng.

1. Thành phần của thuốc Siratam

Thành phần hoạt chất chính có trong thuốc Siratam 500mg/100ml là kháng sinh Levofloxacin hemihydrate, hàm lượng 5 mg/ml và các tá dược. Thuốc Siratam được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền, lọ 100ml. Thuốc được sản xuất bởi Korea Pharma, Korea Pharma Co., Ltd. và lưu hành trên thị trường dưới số đăng ký VN-10828-10.

2. Tác dụng và chỉ định của thuốc Siratam

2.1. Tác dụng của Levofloxacin

Tác dụng của hoạt chất Levofloxacin hemihydrate cùng là tác dụng chính của thuốc Siratam 500mg/100ml.

Levofloxacin là một dẫn xuất thuộc nhóm kháng sinh Quinolon, thuốc có tác dụng kháng khuẩn nhờ cơ chế ức chế sản xuất ADN của vi khuẩn bằng cách ức chế phức hợp Gyrase và Topoisomerase IV. Levofloxacin có phổ tác dụng rộng đối với các chủng vi khuẩn gram âm và gram dương như: tụ cầu, liên cầu khuẩn hoặc phế cầu khuẩn.

Kháng sinh Levofloxacin có sinh khả dụng lớn, tỉ lệ liên kết với protein huyết tương là 30 – 40%, thuốc bị chuyển hóa phần lớn bởi gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu. Levofloxacin thường được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn tiết niệu và nhiễm khuẩn sinh dục. Kháng sinh Levofloxacin cần dùng theo đơn của bác sĩ.

2.2. Chỉ định của thuốc Siratam

Thuốc kháng sinh Siratam công dụng điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng ở người lớn > 18 tuổi như:

  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp: bệnh lý viêm phế quản mạn tính, viêm phổi mắc phải tại cộng đồng, bệnh viêm xoang cấp tính;
  • Điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn ở hệ tiết niệu và sinh dục: viêm bể thận, bệnh viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn ở đường tiểu;
  • Điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn da và tổ chức của da.

3. Liều dùng - Cách dùng thuốc Siratam

3.1. Liều dùng của thuốc Siratam

  • Liều dùng của thuốc Siratam điều trị cho bệnh nhân mắc các nhiễm khuẩn hô hấp: Truyền tĩnh mạch 500mg/lần, sử dụng ngày 1 – 2 lần, điều trị trong 7 – 14 ngày;
  • Liều dùng thuốc Siratam điều trị cho bệnh nhân nhiễm khuẩn da và tổ chức da: truyền tĩnh mạch thuốc Siratam 500mg/ngày, điều trị trong thời gian 7 – 10 ngày;
  • Liều dùng của thuốc Siratam điều trị cho bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu và sinh dục: Truyền tĩnh mạch thuốc Siratam 250 mg/ngày, điều trị kéo dài trong 10 ngày.

3.2. Cách sử dụng thuốc Siratam hiệu quả

Thuốc Siratam được bào chế dạng dung dịch tiêm truyền đóng lọ 100ml nên thuốc Siratam được sử dụng theo đường truyền tĩnh mạch. Lưu ý: Bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Siratam trước khi dùng và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được để vật lạ xâm nhập vào bên trong lọ thuốc Siratam vì có thể làm giảm chất lượng và khả năng hấp thu của thuốc Siratam trong cơ thể.

4. Chống chỉ định của thuốc Siratam

Không sử dụng thuốc tiêm truyền Siratam cho các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai và cho con bú;
  • Trẻ em dưới 18 tuổi;
  • Bệnh nhân mắc bệnh động kinh;
  • Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Siratam.

5. Tác dụng phụ của thuốc Siratam

Bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây trong quá trình sử dụng thuốc Siratam:

  • Trên hệ tiêu hóa: thuốc Siratam gây ra tình trạng buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi chướng bụng, viêm ruột non, viêm đại tràng giả mạc;
  • Trên da và tổ chức da: thuốc Siratam gây nổi ban đỏ, dị ứng, mẩn ngứa;
  • Tác dụng phụ của thuốc Siratam trên thần kinh: nhức đầu, chóng mặt buồn ngủ, co giật, lú lẫn, rối loạn giấc ngủ;
  • Dị ứng: ngứa, phát ban, tăng giảm bạch cầu.

Khi gặp triệu chứng được coi là tác dụng phụ trên của thuốc Siratam, bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc Siratam và đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để có hướng xử trí kịp thời.

6. Tương tác của thuốc Siratam

Trong quá trình sử dụng thuốc Siratam có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa Siratam với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác như:

  • Thuốc Siratam tương tác với các thuốc chứa ion kim loại hóa trị II như muối Calci, Magie, các antacid;
  • Thuốc Siratam tương tác với các thuốc chống nấm fluconazol, ketoconazol.

Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang sử dụng để có lời khuyên tốt nhất trong việc điều trị với thuốc Siratam.

7. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Siratam

Trong quá trình sử dụng thuốc Siratam, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Siratam với bệnh nhân mắc bệnh suy giảm chức năng gan, thận nặng, người có tiền sử mắc bệnh co giật, người cao tuổi;
  • Đối với người lái xe và vận hành máy móc, người lao động nặng: thuốc Siratam có thể gây ra tác dụng nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ, ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung chú ý của người lái xe và vận hành máy móc, người lao động nặng;
  • Sử dụng đúng liều thuốc Siratam được ghi trên nhãn, tuyệt đối không được sử dụng quá liều Siratam vì có thể gây hiện tượng tích lũy thuốc trong cơ thể;
  • Không tự ý ngưng thuốc Siratam trong quá trình điều trị vì điều này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh đang mắc phải; Chú ý đọc kỹ thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Siratam, việc này rất quan trọng khi sử dụng bất kỳ thuốc nào;
  • Không điều trị thuốc Siratam trên đối tượng bệnh nhân là phụ nữ mang thai và cho con bú vì Levofloxacin có thể qua được hàng rào nhau thai và bài tiết qua sữa, gây độc cho thai nhi và trẻ em đang bú mẹ;
  • Bảo quản lọ thuốc Siratam trong bao bì kín, nhiệt độ từ 25 – 30 độ C, để ở nơi khô ráo tránh ẩm ướt, tránh va đập, tránh xa tầm với của trẻ em;
  • Không để thuốc Siratam trong tủ lạnh.

Thuốc Siratam là kháng sinh Levofloxacin hemihydrate, hàm lượng 5 mg/ml và các tá dược. Thuốc Siratam được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền và được chỉ định điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

65 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Sharolev
    Công dụng thuốc Sharolev

    Thuốc Sharolev được bác sĩ kê đơn trong điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình và nặng ở người lớn trên 18 tuổi như viêm xoang cấp tính, viêm phổi, nhiễm trùng da và cấu trúc da... Tìm hiểu một ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Philenasin
    Công dụng thuốc Philenasin

    Philenasin là thuốc có chứa hoạt chất Levofloxacin với công dụng điều trị một số trường hợp nhiễm khuẩn. Vậy cần sử dụng thuốc Philenasin như thế nào cho đúng cách, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Vacolevo 500
    Công dụng thuốc Vacolevo 500

    Thuốc Vacolevo 500 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng từ nhẹ, trung bình đến nặng ở người trên 18 tuổi như viêm xoang ...

    Đọc thêm
  • Riboflex Tab
    Công dụng thuốc Riboflex Tab

    Riboflex Tab là một loại thuốc thuộc nhóm trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc thường được chỉ định điều trị nhiễm trùng như: viêm xoang cấp, viêm phổi, đợt cấp viêm phế quản ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Glitacin
    Công dụng thuốc Glitacin

    Thuốc Glitacin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Glitacin là Levofloxacin được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng ...

    Đọc thêm