Công dụng thuốc Leuticast

Leuticast có hoạt chất chính là Montelukast, có khả năng ức chế chọn lọc thụ thể leukotriene. Thuốc được chỉ định trong điều trị hen phế quản, viêm mũi dị ứng, co thắt phế quản do gắng sức ở người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên.

1. Thuốc leuticast là gì?

Thuốc Leuticast có hoạt chất chính là Montelukast với hàm lượng 10mg. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế chọn lọc thụ thể leukotriene. Leukotrienes có liên quan đến sinh lý bệnh của bệnh hen suyễn, sự tương tác của leukotriene với các thụ thể có thể dẫn tới các triệu chứng như phù nề đường thở, co cơ trơn và quá trình viêm. Ngoài ra leukotrienes cũng được giải phóng từ niêm mạc mũi sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng dẫn đến các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng.

2. Công dụng của thuốc leuticast

Thuốc Leuticast 10mg được chỉ định ở người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên mắc các bệnh lý sau:

  • Hen phế quản: Leuticast 10mg giúp dự phòng và điều trị hen phế quản mạn tính.
  • Co thắt phế quản do gắng sức: Thuốc giúp dự phòng cơn co thắt phế quản do gắng sức.
  • Viêm mũi dị ứng: Điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng, bao gồm viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm mũi dị ứng quanh năm.

Thuốc Leuticast chống chỉ định với bệnh nhân mẫn cảm với hoạt chất Montelukast hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.

3. Liều dùng và cách dùng của thuốc leuticast

Người lớn

  • Hen phế quản mạn tính:
    • Thuốc leuticast nên được sử dụng mỗi ngày một lần vào buổi tối. Liều leuticast khuyến cáo ở người lớn và thiếu niên từ 15 tuổi trở lên là 1 viên 10mg x 1 lần/ ngày.
  • Co thắt phế quản do gắng sức ở bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên:
    • Để ngăn ngừa cơn co thắt phế quản do gắng sức, bệnh nhân nên dùng liều đơn 10mg Montelukast ít nhất 2 giờ trước khi tập luyện. Lưu ý chỉ dùng 1 liều leuticast duy nhất trong vòng 24 giờ. Nếu đã dùng montelukast mỗi ngày cho chỉ định khác (kể cả hen phế quản mạn tính), không cần dùng thêm liều để ngăn ngừa co thắt phế quản do gắng sức.
  • Viêm mũi dị ứng:
    • Để điều trị viêm mũi dị ứng, leuticast nên dùng mỗi ngày một lần.Thời điểm dùng thuốc tuỳ theo nhu cầu của từng bệnh nhân. Người lớn và thiếu niên từ 15 tuổi trở lên nên dùng liều 1 viên 10 mg
  • Hen phế quản và viêm mũi dị ứng:
    • Bệnh nhân vừa bị hen phế quản vừa bị viêm mũi dị ứng nên dùng 1 viên x 1 lần/ngày vào buổi tối.

Đối tượng đặc biệt: Không cần điều chỉnh liều thuốc leuticast cho bệnh nhân suy thận, suy gan nhẹ và trung bình, người cao tuổi.

4. Tác dụng phụ của thuốc leuticast là gì?

Bệnh nhân sử dụng thuốc leuticast có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như sau:ệnh nhân sử dụng thuốc leuticast có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như sau:

  • Thường gặp:
    • Đau đầu, triệu chứng giống cúm, đau bụng, ho, khó tiêu, tăng ALT, tăng AST.
    • Suy nhược, chóng mặt, mệt mỏi, sốt, nghẹt mũi, phát ban da.
    • Viêm dạ dày, nhức răng, nước tiểu có mủ.
  • Ít gặp:
    • Phản ứng quá mẫn bao gồm cả phản vệ.
    • Bất thường trong giấc mơ bao gồm ác mộng, mất ngủ, lo lắng, kích động bao gồm hành vi hung hăng hoặc thù địch, trầm cảm, tăng động (bao gồm cáu kỉnh, bồn chồn, run).
    • Chóng mặt, buồn ngủ, co giật.
    • Chảy máu cam, khô miệng, đầy bụng, khó tiêu.
    • Nổi mày đay, ngứa
    • Bầm tím, đau khớp, đau cơ bao gồm cả chuột rút cơ
    • Đái dầm ở trẻ em
  • Hiếm gặp:
    • Tăng xu hướng chảy máu.
    • Rối loạn chú ý, giảm tập trung, suy giảm trí nhớ.
    • Đánh trống ngực, phù mạch.
    • Giảm tiểu cầu, thâm nhiễm bạch cầu ái toan tại gan.
    • Ảo giác, mất phương hướng, suy nghĩ và hành vi tự sát, các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế, rối loạn nhịp tim.
    • Ban đỏ nốt, hồng ban đa dạng.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc leuticast là gì?

  • Không dùng Leuticast trong điều trị co thắt phế quản khi bệnh nhân lên cơn hen cấp.
  • Leuticast có thể sử dụng phối hợp ở người bệnh đang điều trị bằng các liệu pháp hen phế quản khác.
  • Bệnh nhân bị hen suyễn nặng do gắng sức cần có sẵn thuốc chủ vận beta 2 dạng hít, tác dụng ngắn để giãn đường thở nhanh chóng.
  • Có thể phải giảm liều corticosteroid dạng hít dần dần dưới sự giám sát của thầy thuốc, nhưng không được thay thế đột ngột corticosteroid dạng hít hoặc dạng uống bằng Montelukast.
  • Ở những bệnh nhân mẫn cảm với Aspirin, không nên dùng Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác trong khi điều trị bằng Montelukast. Mặc dù montelukast có tác dụng cải thiện chức năng đường hô hấp ở bệnh nhân hen suyễn mẫn cảm với Aspirin, nhưng vẫn biết liệu thuốc có thể loại bỏ được đáp ứng gây co thắt phế quản do Aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid khác hay không.
  • Đã có báo cáo về các rối loạn tâm thần ở những bệnh nhân uống Montelukast, kể cả người lớn, thiếu niên và trẻ em. Triệu chứng đã được báo cáo bao gồm kích động, hung hăng hoặc thù địch, lo âu, trầm cảm, giấc mơ bất thường, ảo giác, mất ngủ, hiếu động, mộng du, có suy nghĩ và hành động muốn tự sát và run. Bác sĩ và bệnh nhân cần cảnh giác về những rối loạn tâm thần có thể xảy ra. Bệnh nhân phải lập tức thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng kể trên.
  • Một số hiếm trường hợp bệnh nhân hen điều trị với Montelukast có thể bị tăng bạch cầu ưa eosin toàn thân, đôi khi gặp triệu chứng viêm mạch đặc trưng của hội chứng Churg-Strauss khi giảm liều thuốc corticosteroid toàn thân.
  • Phụ nữ mang thai: Dựa trên các dữ liệu hiện có, chưa thấy tăng nguy cơ gây quái thai khi sử dụng Montelukast trong thai kỳ. Bệnh nhân mang thai mắc hen suyễn được kiểm soát tốt bằng Montelukast trước khi có thai có thể tiếp tục điều trị khi các thuốc thông thường không có hiệu quả. Tuy nhiên bắt đầu điều trị bằng Montelukast trong khi mang thai không được khuyến cáo.
  • Phụ nữ cho con bú: Montelukast có trong sữa mẹ. Các tác dụng ngoại ý không được báo cáo ở bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Nhìn chung, quyết định cho con bú trong thời gian điều trị cần cân nhắc nguy cơ đối với trẻ sơ sinh, lợi ích của việc cho trẻ bú và lợi ích của việc điều trị đối với mẹ.

6. Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời leuticast và một số thuốc có thể gây tương tác, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và/hoặc gia tăng độc tính của thuốc. Tốt nhất bệnh nhân cần thông báo với nhân viên y tế tất cả các loại thuốc kê toa, không kê toa và cả thực phẩm chức năng đang sử dụng. Dưới đây là một số tương tác thuốc cần lưu ý khi sử dụng thuốc leuticast:

  • Gemfibrozil có thể làm tăng nồng độ Montelukast trong huyết thanh. Cần theo dõi tác dụng phụ trong khi phối hợp 2 thuốc trên.
  • Lumacaftor và Ivacaftor có thể làm giảm nồng độ của Montelukast trong huyết thanh. Nên thận trọng khi phối hợp leuticast với các thuốc trên.
  • Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh cơ, tiêu cơ vân có thể tăng lên khi Somatotropin được kết hợp với Leuticast.

Trên đây là các thông tin tổng quan về thuốc Leuticast. Để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả tối đa và phòng ngừa tác dụng phụ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan