Công dụng thuốc Lamotor

Lamotor thường được các bác sĩ chỉ định kê đơn điều trị bệnh động kinh, co cứng giật rung cục bộ,... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết để biết cách sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe.

1. Thuốc Lamotor có tác dụng gì?

Lamotor là thuốc có chứa thành phần chính là Lamotrigine. Hoạt chất này phát huy hiệu quả trong điều trị các cơn co giật toàn thể, cục bộ, các rối loạn cưỡng bức điển hình. Cơ chế hoạt động của thuốc là tăng cường khả năng hoạt động của các thụ thể GABA, các chất trung gian hóa học dẫn truyền thần kinh trung ương đồng thời gia tăng sự nhạy cảm của hệ thống kênh ion natri.

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1. Chỉ định

Với tác dụng trên, thuốc Lamotor thường được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Dùng để thay thế thuốc chống động kinh cảm ứng men.
  • Sử dụng với mục đích kiểm soát các cơn động kinh, co cứng giật rung cục bộ ở người lớn.
  • Điều trị những cơn động kinh toàn thể cơn lớn, đông kinh cơn bé có hoặc những trường hợp không co cứng giật rung.

2.2. Chống chỉ định

Bệnh nhân không sử dụng thuốc Lamotor cho các trường hợp:

  • Người mẫn cảm hoặc trước đó từng có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc Lamotor.
  • Cẩn trọng khi dùng Lamotor đối với các bệnh nhân suy thận, suy gan nặng.

3. Liều dùng và cách dùng

3.1. Liều dùng

Liều dùng của Lamotor được phân chia theo từng độ tuổi người dùng, tình trạng bệnh cũng như khả năng dung nạp của thuốc đối với từng trường hợp. Về cơ bản các bạn có thể tham khảo theo phác đồ điều trị sau đây:

  • Trẻ từ 2 - 12 tuổi kết hợp với thuốc chống động kinh: Trong 2 tuần đầu sử dụng liều 0,15 mg/kg/ngày, có thể uống làm 1 đến 2 lần. Sang tuần thứ 3 và 4 nên sử dụng liều 0,3 mg/kg/ngày, có thể chia làm 1-2 lần uống. Sau đó dùng thuốc với liều duy trì 1 đến 5 mg/kg/ngày, có thể chia 1 - 2 lần uống, đảm bảo dùng với liều tối đa 200mg mỗi ngày.
  • Trẻ em trong độ tuổi 2 - 12 tuổi kết hợp thuốc chống động kinh: Trong 2 tuần đầu sử dụng thuốc với liều 0,6 mg/kg/ngày, chia làm 1-2 lần uống. 2 tuần tiếp theo, bạn chuyển sang sử dụng liều 1 - 2 mg/kg/ngày có thể chia làm 2 lần uống. Sau đó hãy dùng liều duy trì ở mức 5 -15 mg/kg/ngày chia 2 lần. Theo khuyến cáo, bệnh nhân dùng liều tối đa là 400 mg/ngày tùy thuốc vào tình trạng bệnh.
  • Bệnh nhân > 12 tuổi kết hợp thuốc điều trị chống động kinh: Trong thời gian 2 tuần đầu sử dụng liều 25mg/ngày. Khi chuyển sang 2 tuần tiếp theo, bạn sử dụng liều 25mg/ngày. Sau đó dùng Lamotor với liều dùng trì 100 - 400 mg/ngày có thể chia 1 - 2 lần để uống.
  • Bệnh nhân > 12 tuổi kết hợp thuốc chống động kinh cảm ứng men: Trong thời gian 2 tuần đầu sử dụng liều. 50mg mỗi ngày. Khi chuyển sang 2 tuần tiếp theo, bạn sử dụng liều 100mg mỗi ngày chia làm 2 lần uống, trưa và tối. Sau đó dùng Lamotor với liều dùng trì 300 - 500mg mỗi ngày.

3.2 Cách dùng thuốc Lamotor

  • Bệnh nhân nên chú ý uống thuốc cùng thời điểm trong ngày để tránh quên liều.
  • Nếu lỡ quên 1 liều Lamotor bạn có thể uống bổ sung, nếu sát liều tiếp theo thì nên bỏ qua.
  • Trong trường hợp dùng Lamotor thuốc quá liều, bệnh nhân hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh để lại các hậu quả nghiêm trọng đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng.

4. Tác dụng phụ

Khi dùng thuốc Lamotor để điều trị bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:

  • Rối loạn thần kinh trung ương dẫn đến cảm giác mệt mỏi nhức đầu, hoa mắt chóng mặt.
  • Rối loạn đường tiêu hóa gây cảm giác buồn nôn, đau bụng, ...

Tuy nhiên, những tác dụng phụ trên chỉ thường xuất hiện thoáng qua. Trong trường hợp bệnh nhân gặp triệu chứng mẩn ngứa, nổi mề đay trên da cần thông báo gấp với bác sĩ điều trị và ngừng thuốc để tránh các trường hợp không mong muốn xảy ra.

5. Tương tác thuốc

  • Sử dụng Lamotor với thuốc Valproat có thể sẽ làm giảm chuyển hóa của thuốc Lamotor và tăng thời gian thải trừ.
  • Sử dụng với các loại thuốc chống động kinh như Phenytoin, Carbamazepin, Primidone, phenobarbital làm gia tăng nguy cơ chuyển hóa thuốc Lamotor ở gan.
  • Khi dùng Carbamazepin cùng với thuốc Lamotor, người bệnh thường có cảm giác chóng mặt, dễ nhìn đôi, buồn nôn....
  • Dùng cùng với Lamotrigine làm tăng nồng độ Topiramate trong thuốc.

6. Lưu ý khi dùng Lamotor

  • Không dùng chất kích thích trong thời gian sử dụng thuốc để tránh gây tương tác và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khi không cần sử dụng, tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều dần dần, thường là 2 tuần.
  • Thận trọng khi dùng Lamotor đối với người thường xuyên lái xe và vận hành các phương tiện máy móc.
  • Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc ở liều thấp nhất khi có chỉ định của chuyên gia y tế.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú, hoạt chất trong Lamotor có thể thải trừ qua sữa mẹ nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc Lamotor mà các bạn có thể tham khảo. Để sử dụng thuốc an toàn, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa, chuyên gia y tế, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc tại nhà.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

469 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan