Công dụng thuốc Flamitra

Flamitra được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Flamingo Pharmaceuticals Limited, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trình, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Flamitra theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

1. Flamitra là thuốc gì?

Thuốc Flamitra có thành phần chính chứa hoạt chất Imipenem với hàm lượng 500mg và Cilastatin (dưới dạng Cilastatin natri) hàm lượng 500mg. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ thuốc.

2. Chỉ định của thuốc Flamitra

Thuốc Flamitra được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

3. Cách sử dụng và liều dùng của thuốc Flamitra

Cách dùng của thuốc Flamitra:

  • Thuốc Flamitra được sản xuất dưới dạng bột pha tiêm tĩnh mạch, không dùng trong tiêm truyền trực tiếp, trước khi dùng phải pha lượng thuốc chứa trong lọ với dung dịch truyền dung tích 100ml, nồng độ pha cuối cùng không được vượt quá 5mg/ ml. Tiêm truyền được thực hiện trong khoảng thời gian từ 30 đến 60 phút. Trong quá trình thực hiện tiêm truyền, cần theo dõi xem bệnh nhân có bị co giật, nôn hoặc buồn nôn không, nếu có cần phải giảm tốc độ truyền.
  • Dung dịch tiêm truyền không được chỉ định tiêm bắp và ngược lại dung dịch tiêm bắp không được dùng tiêm tĩnh mạch.

Liều dùng của thuốc Flamitra:

Liều dùng của thuốc Flamitra được chỉ định bởi bác sĩ điều trị, liều dùng được tính theo hoạt chất Imipenem có trong thuốc. Liều tham khảo như sau:

Người lớn:

Tiêm truyền tĩnh mạch:

  • Mức nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa: Liều 250 đến 500mg, cách liều 6 đến 8 giờ một lần, tối đa 4 gam một ngày.
  • Mức nhiễm khuẩn nặng với những vi khuẩn nhạy cảm mức độ vừa: liều dùng 1gam/ lần, cách nhau 6 đến 8 giờ, liều tối đa sử dụng 4gam/ ngày hoặc 50mg/ kg cân nặng.
  • Tiêm truyền liều 250 – 500mg thực hiện trong khoảng thời gian 20 đến 30 phút và liều 1 gam trong khoảng thời gian từ 40 đến 60 phút.

Tiêm bắp:

  • Chỉ áp dụng với nhiễm khuẩn từ nhẹ đến vừa: Với liều 500 – 750mg/ lần, cách nhau mỗi 12 giờ. Khi tiêm cần tiêm sâu trong khối cơ lớn, liều tối đa trong 1 ngày không quá 1500mg.

Ở đối tượng trẻ em < 12 tuổi: Chưa có nghiên cứu và báo cáo chứng minh hiệu lực và độ an toàn của thuốc Flamitra trên đối tượng là trẻ em, tuy nhiên đối với Flamitra tiêm tĩnh mạch ở đối tượng này đã được sử dụng có hiệu quả, với liều dùng 12 đến 25mg/ kg cân nặng/ lần, cách nhau mỗi 6 giờ.

Ở bệnh nhân suy thận cần phải giảm liều điều trị như sau:

  • Độ thanh thải Creatinine từ 30 – 70ml/ phút, dùng 75% liều thường dùng.
  • Độ thanh thải Creatinine từ 20 – 30ml/ phút, dùng 50% liều thường dùng.
  • Độ thanh thải Creatinine dưới 20ml/ phút, dùng 25% liều thường dùng.
  • Sau khi thẩm tách máu, cần dùng 1 liều bổ sung.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Flamitra

Trong quá trình được điều trị bằng Flamitra, bên cạnh những tác dụng của thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như sau:

  • Sốt, ngứa, mày đay, thở khò khè, phát ban trên da, run, chóng mặt, lú lẫn, cơn động kinh, đau tại chỗ tiêm, chóng mặt, nôn, buồn nôn, mệt mỏi, đổ mồ hôi, cảm (thường xuất hiện khi truyền tốc độ nhanh), tiêu chảy nặng có thể đi ra máu, đau bụng hoặc co thắt dạ dày, sốt, viêm tĩnh mạch huyết khối.
  • Nguy cơ động kinh tăng lên ở những bệnh nhân khi dùng liều Imipenem cao hơn 2 gam mỗi ngày.

5. Tương tác thuốc Flamitra

  • Khi phối hợp sử dụng thuốc Ganciclovir với Flamitra có thể xảy ra động kinh toàn thân.
  • Nồng độ và thời gian bán thải của hoạt chất Cilastatin trong huyết tương có trong thuốc Flamitra tăng lên gấp đôi khi sử dụng đồng thời với Probenecid, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự biến đổi ở thận.
  • Khi sử dụng Flamitra cùng Carbapenem, nồng độ của Acid Valproic trong huyết tương giảm xuống, gây ra tình trạng kiểm soát động kinh không hiệu quả.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Flamitra

Không chỉ định sử dụng thuốc Flamitra trên các đối tượng sau:

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn với Imipenem, Cilastatin hoặc bất cứ thành phần tá dược nào có trong thuốc Flamitra.
  • Có tình trạng quá mẫn với bất cứ kháng sinh nào thuộc nhóm Beta – lactam, Carbapenem.
  • Không sử dụng cho đối tượng là phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và trẻ em dưới 3 tháng tuổi.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Flamitra:

  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có dị ứng chéo 1 phần với các kháng sinh thuộc họ Beta – lactam khác như: có tiền sử rối loạn tiêu hóa (đặc biệt là viêm ruột), có triệu chứng thần kinh trung ương cần phải tiến hành giảm liều hoặc chỉ định ngưng sử dụng thuốc.
  • Thận trọng sử dụng thuốc Flamitra trên đối tượng là bệnh nhân suy thận, cần phải tiến hành điều chỉnh liều phù hợp.
  • Một số tác dụng không mong muốn của thuốc như chóng mặt, ảo giác, hoa mắt, buồn ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.

7. Bảo quản thuốc Flamitra

Bảo quản thuốc Flamitra ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nhiệt độ cao, vì những tác nhân này có thể gây ra tình trạng biến đổi các chất có trong thuốc, nhiệt độ bảo quản thích hợp dưới 30 độ C. Để xa tầm tay trẻ em.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

114 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan