Công dụng thuốc Cetecocenzitax

Cetecocenzitax là một thuốc kháng histamine được sử dụng trong say tàu xe và rối loạn tiền đình. Vậy khi sử dụng thuốc Cetecocenzitax cần lưu ý điều gì để đạt hiệu quả và an toàn?

1. Công dụng thuốc Cetecocenzitax

Thuốc Cetecocenzitax được bào chế dưới dạng viên nén với thành phần chính là cinnarizin 25 mg. Cinnarizin là một dẫn chất của piperazin có tác dụng kháng histamin H1, chẹn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình và ức chế hoạt hóa quá trình tiết histamine và acetylcholine. Xét về hiệu quả phòng say tàu xe thì cinnarizin có tác dụng kém hơn scopolamine nhưng cinnarizin thường được dùng hơn do dung nạp tốt hơn và ít gây buồn ngủ hơn.

Ngoài ra, cinnarizin còn có tác dụng chẹn các kênh calci dẫn đến ức chế sự co tế bào cơ trơn mạch máu. Vì vậy, ở một số nước, cinnarizin được dùng rộng rãi để làm thuốc giãn mạch não để điều trị bệnh mạch não mạn tính.

2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Cetecocenzitax

Thuốc Cetecocenzitax được chỉ định trong các trường hợp sau:

Thuốc Cetecocenzitax chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với cinnarizin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin

3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cetecocenzitax

Liều lượng và cách dùng thuốc Cetecocenzitax như sau:

  • Liều dùng để phòng say tàu xe: Người lớn uống 25mg trước khi lên tàu xe 2 giờ, sau đó cứ 8 giờ lặp lại liều 15 mg (nếu cần). Trẻ em 5 – 12 tuổi: liều bằng 1⁄2 liều người lớn
  • Liều dùng cho rối loạn tiền đình: người lớn uống 30 mg/lần x 3 lần/ngày. Trẻ em 5 – 12 tuổi: liều bằng 1⁄2 liều người lớn
  • Liều dùng cho rối loạn mạch não: 75mg/lần, uống ngày 1 lần
  • Liều dùng cho rối loạn mạch ngoại vi: 75 mg/lần x 2 – 3 lần/ngày

Cách dùng: Người bệnh cần uống thuốc sau khi ăn để làm giảm kích ứng dạ dày

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cetecocenzitax

Những tác dụng không mong muốn có thể gặp khi uống thuốc Cetecocenzitax xảy ra với tần suất khác nhau:

Các cách xử trí khi gặp tác dụng bất lợi:

  • Tăng dần liều đến mức tối ưu có thể phòng tình trạng ngủ gà và rối loạn tiêu hóa
  • Ngưng thuốc khi bệnh nặng hơn hoặc gặp các triệu chứng ngoại tháp.

5. Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời thuốc Cetecocenzitax với thuốc chống trầm cảm ba vòng hoặc rượu (chất ức chế thần kinh trung ương) có thể làm tăng tác dụng an thần của mỗi thuốc.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Cetecocenzitax

Lưu ý khi sử dụng thuốc Cetecocenzitax trong những trường hợp sau đây:

  • Vì thuốc có thể gây ngủ gà, đặc biệt là lúc khởi đầu điều trị nên tránh dùng thuốc Cetecocenzitax khi cần sự tỉnh táo lái xe hoặc vận hành máy móc.
  • Theo nhà sản xuất khuyến cáo, nên tránh dùng các thuốc kháng histamine trong thời kỳ mang thai. Mặc dù, tính đến nay vẫn chưa có bằng chứng cinarizin gây quái thai trên động vật nghiên cứu, nhưng việc dùng các thuốc kháng histamine có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn trên trẻ sơ sinh.
  • Trong thời kỳ cho con bú, chỉ dùng thuốc Cetecocenzitax khi lợi ích cho mẹ vượt trội nguy cơ đối với trẻ. Người mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng thuốc.
  • Nên tránh dùng thuốc Cetecocenzitax ở người cao tuổi trong thời gian dài, vì thuốc có thể làm xuất hiện các triệu chứng ngoại tháp, đôi khi có các triệu chứng trầm cảm đi kèm.
  • Nên uống thuốc sau bữa ăn vì thuốc có khả năng làm kích ứng dạ dày gây đau vùng thượng vị.

Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 oC, tránh ánh sáng.

Cetecocenzitax là một thuốc kháng histamine được sử dụng trong say tàu xe và rối loạn tiền đình. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

130 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan