Công dụng thuốc Afulocin

Các kháng sinh nhóm Quinolon được sử dụng rất phổ biến, trong đó có Perfloxacin. Kháng sinh này có trong thuốc Afulocin. Vậy thuốc Afulocin chữa bệnh gì và được sử dụng như thế nào?

1. Afulocin là thuốc gì?

Afulocin bào chế dạng thuốc tiêm, mỗi ống dung dịch 5ml chứa hoạt chất Pefloxacin (dưới dạng Pefloxacin mesylate dihydrat) hàm lượng 400mg.

Ngoài ra, thành phần thuốc Afulocin còn bao gồm một số tá dược như Natri ascorbat, Methane sulphonic acid và nước cất pha tiêm.

2. Afulocin công dụng là gì?

Hoạt chất Pefloxacin trong Afulocinkháng sinh thuộc nhóm Quinolon hay còn được gọi là chất ức chế DNA gyrase. Do ức chế DNA gyrase nên Afulocin ngăn chặn sự sao chép của chromosome, qua đó làm vi khuẩn không thể sinh sản được.

Phổ kháng khuẩn của kháng sinh Pefloxacin rất rộng, bao gồm đa số các chủng vi khuẩn Gram (-) va Gram (+). Các vi khuẩn nhạy cảm với Afulocin như Neisseria gonorrhoeae, H. influenzae, Moraxella catarrhalis, Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter baumannii. Bên cạnh đó là những chủng vi khuẩn gram (-) khác như Aeromonas Hydrophila, Plesiomonas, Capnocytophaga, Agrobacterium và Vibrio spp. Ngoài ra, Afulocin còn hiệu quả với một số chủng Staphylococcus nhạy cảm với methicillin như Staphylococcus Aureus và Epidermidis.

Afulocin kém nhạy với các chủng vi khuẩn kỵ khí, bao gồm Bacteroides, Clostridium và Fusobacterium spp.. Pefloxacin có hoạt tính trung bình đối với các chủng vi khuẩn nhuwL Gardnerella vaginalis, Chlamydia trachomatis, Mycoplasma hominis, Ureaplasma urealyticum.

Đặc điểm dược động học của thuốc Afulocin:

  • Sau khi tiêm truyền tĩnh mạch chậm liều 400mg, nồng độ đỉnh trong huyết tương của Perfloxacin trong khoảng 3.9-5.8 mg/l và đạt được sau 1,0 đến 1.5 giờ;
  • Afulocin phân bố khắp các dịch cơ thể và các cơ quan với thể tích phân bố khoáng 1.0 đến 2.6 I/kg;
  • Khoảng 20-30% Pefloxacin gắn với protein huyết tương;
  • Afulocin được chuyển hóa 85-90% ở gan thành các chất chuyển hóa N-Desmethyl-Pefloxacin và Pefloxacin N-oxide;
  • Thời gian bán hủy của Pefloxacin khoảng 6.2 đến 13.8 giờ. Afulocin thải trừ chủ yếu qua nước tiểu và qua phân.

3. Thuốc Afulocin chữa bệnh gì?

Thuốc Afuloci được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Viêm tuyến tiền liệt cấp tính và mãn tính, kế cả các thể viêm mức độ nặng;
  • Nhiễm khuẩn nặng do trực khuẩn Gram âm, nhiễm tụ cầu, đặc biệt trong nhiễm trùng thận và tiết niệu, nhiễm trùng đường sinh dục, nhiễm trùng ổ bụng, gan mật, nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng da, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng tai mũi họng;
  • Nhiễm khuẩn huyết:
  • Viêm nội tâm mạc;
  • Viêm màng não.

4. Liều dùng và cách dùng thuốc Afulocin

Liều dùng khuyến cáo của Afulocin dành người trưởng thành là 800mg/ngày, chia làm 2 lần. Để đạt nồng độ hiệu quả trong máu có thể dùng liều ban đầu là 800mg (tương đương 2 lọ Afulocin).

Bệnh nhân suy gan cần điều chỉnh liều dùng thuốc Afulocin bằng cách tăng khoảng cách giữa 2 lần truyền thuốc. Tốc độ truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân suy gan là 8 mg/kg trong một giờ với khoảng cách giữa 2 lần dùng điều chỉnh như sau:

  • Ngày 2 lần ở bệnh nhân không có cổ trướng hay vàng da;
  • Ngày 1 lần ở bệnh nhân có vàng da;
  • Mỗi 36 giờ một lần ở bệnh nhân cổ trướng;
  • Mỗi 2 ngày một lần ở bệnh nhân cổ trướng và vàng da.

Bệnh nhân suy thận: Không có sự thay đổi đáng lưu ý nào về nồng độ thuốc Afulocin trong huyết tương ở các bệnh nhân suy thận vừa và nặng, do đó không cần điều chỉnh liều.

Bệnh nhân trên 70 tuổi: Liều khuyến cáo là 400 mg/ngày, chia 2 lần truyền tĩnh mạch cách nhau 12 giờ.

Cách dùng thuốc Afulocin: Pha loãng dung dịch tiêm với 125 hay 250ml dung dịch Glucose 5%.

5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Afulocin

Thận trọng khi sử dụng thuốc Afulocin trong những trường hợp sau đây:

  • Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hay tia cực tím trong thời gian điều trị và ít nhất 4 ngày sau khi ngưng dùng thuốc Afulocin, vì nguy cơ phản ứng quá mẫn với ánh nắng.
  • Viêm gân đôi khi có thể xảy ra, dẫn đến rách hoặc đứt gân, thường khu trú ở gân Achilles (gân gót), đặc biệt là ở người già, khi sử dụng kháng sinh Perfloxacin.
  • Thận trọng khi sử dụng Afulocin ở bệnh nhân suy gan nặng hoặc bệnh nhân nhược cơ.
  • Để hạn chế tác dụng phụ viêm gân xảy ra, thuốc Afulocin nên tránh sử dụng ở người già, người có tiền sử viêm gân, đang điều trị dài hạn bằng corticoid hoặc đang luyện tập nặng.
  • Ngay khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Afulocin, bệnh nhân nên được kiểm tra xem có đau hoặc sưng ở gót chân hay không.
  • Nên thận trọng khi dùng Afulocin trên bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc có các yếu tố nguy cơ co giật.
  • Có thể xuất hiện tình trạng kháng thuốc hoặc sàng lọc kháng thuốc, đặc biệt là khi điều trị dài hạn bằng Afulocin, dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện do các chủng tụ cầu và Pseudomonas.

6. Chống chỉ định của thuốc Afulocin

Chống chỉ định của thuốc Afulocin với những trường hợp:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với Perfloxacin và các thành phần khác có trong thuốc;
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh gân khi dùng kháng sinh fluoroquinolon;
  • Thiếu hụt men glucose 6-phosphat-dehydrogenase;
  • Trẻ em trong thời kỳ tăng trưởng;
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

7. Tương tác thuốc của Afulocin

Bệnh nhân dùng đồng thời Afulocin với Theophylin có thể dẫn đến tăng nồng độ Theophylin trong máu và dẫn đến nguy cơ quá liều. Do đó cần theo đối về lâm sàng và nồng độ Theophylin trong máu nếu cần phải phối hợp thuốc.

  • Các thuốc kháng acid dạ dày có chứa các muối Magie, nhôm, Calci có thể làm giảm sự hấp thu Pefloxacin qua đường tiêu hóa. Do đó, nên uống các thuốc này cách 4 giờ trước hoặc sau khi thời điểm dùng Afulocin. PHARCO /. Muối sắt và muối kẽm làm giảm hấp thu pefloxacin.
  • Cần theo dõi chặt chẽ thời gian Prothrombin khi dùng chung Pefloxacin với các thuốc kháng vitamin K.
  • Pefloxacin không làm ảnh hưởng đến kết quả định lượng glucose trong nước tiểu.

8. Tác dụng không mong muốn của Afulocin

Một số tác dụng không mong muốn bệnh nhân có thể mắc phải trong thời gian sử dụng Afulocin:

  • Đau dạ dày, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy;
  • Nhạy cảm với ánh sáng;
  • Phản ứng dị ứng;
  • Đau cơ, đau khớp;
  • Co giật;
  • Mất tỉnh táo;
  • Ảo giác;
  • Chóng mặt;
  • Viêm gân, đứt gân gót có thể xuất hiện sau 48 giờ điều trị bằng Afulocin.

Thuốc Afulocin có chứa thành phần chính là Perfloxacin, đây là kháng sinh nhóm Quinolon được sử dụng rất phổ biến. Thuốc được chỉ định điều trị trong các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

80 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan