Ai cần dùng thuốc Pepsane?

Pepsane thuốc biệt dược thuộc nhóm thuốc dùng cho đường tiêu hóa, có thành phần chính là Dimethicone, Guaiazulene. Để hiểu rõ hơn về công dụng, thành phần và cách sử dụng thuốc Pepsane, độc giả hay tham khảo nội dung bài viết sau đây.

1. Pepsane là thuốc gì?

Pepsane là thuốc gì? Thuốc Pepsane có thành phần chính là Dimethicone, Guaiazulene. Thuốc được bào chế dưới dạng gel uống, đóng góp theo quy cách hộp 30 gói, mỗi gói chứa 10g gel thuốc. Người dùng có thể sử dụng thuốc ngay khi mở gói mà không cần hòa với nước để uống, dạng thuốc này rất tiện lợi trong quá trình sử dụng cho người dùng.

Công dụng của thuốc Pepsane là điều trị triệu chứng đau dạ dàybệnh trào ngược dạ dày thực quản với các biểu hiện là ợ nóng, ợ chua, cảm giác nóng rát vùng bụng ngực, đầy hơi, khó tiêu.

Có một số tác dụng khác nữa của thuốc Pepsane nhưng không được liệt kê trên hướng dẫn sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bác sĩ điều trị vẫn có thể chỉ định sử dụng thuốc Pepsane cho bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc Pepsane khi có chỉ định của bác sĩ và tuân theo đúng liều lượng đã được kê đơn.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Pepsane

2.1. Liều dùng

Liều dùng thuốc Pepsane tham khảo như sau:

  • Đối với người lớn: Liều thông thường là dùng 1-2 gói thuốc x 2-3 lần/ ngày;
  • Đối với trẻ em: Hiện nay, chưa có thông tin cụ thể về liều dùng cho đối tượng là trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ.

2.2.Cách dùng

  • Thuốc Pepsane được điều chế dưới dạng gel dùng qua đường uống, vì vậy giúp nhanh hấp thụ, đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa và bảo vệ dạ dày hiệu quả hơn;
  • Người bệnh cần dùng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ: Liều lượng, liệu trình và thời gian sử dụng thuốc;
  • Dùng thuốc trước bữa ăn hoặc khi có cơn đau;
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng;

Ngoài ra, trong trường hợp có thắc mắc về thuốc trong quá trình sử dụng thuốc Pepsane, người bệnh cần hỏi bác sĩ ngay.

3. Xử lý quá liều và quên liều thuốc Pepsane

Xử trí khi quá liều: Nếu không may sử dụng thuốc Pepsane quá liều quy định, người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ cấp cứu. Theo đó, cần cung cấp mọi thông tin liên quan đến các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng, bao gồm cả thuốc được kê đơn, thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng cho bác sĩ được biết.

Xử lý quên liều: Trường hợp bệnh nhân quên uống 1 liều thì cần bổ sung ngay khi phát hiện ra. Tuy nhiên, thời gian phát hiện quên liều quá gần với thời gian uống liều tiếp theo thì nên bỏ qua liều quên và sử dụng liều tiếp theo như đúng kế hoạch. Tránh sử dụng liều gấp đôi so với quy định.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Pepsane

4.1.Chống chỉ định

Không dùng thuốc Pepsane với tất cả những trường hợp quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

4.2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng Pepsane, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ do thuốc gây ra như xuất hiện ban trên da, ngứa da.

Tác dụng phụ nêu trên chỉ có tính chất tham khảo, có thể chưa đầy đủ tất cả danh mục về tác dụng phụ gây ra bởi thuốc Pepsane cho người dùng. Trường hợp sử dụng thuốc và gặp vấn đề về sức khỏe thì cần báo cho bác sĩ biết ngay để có biện pháp xử trí phù hợp.

4.3.Thận trọng

  • Báo cho bác sĩ biết về việc bạn đang mang thai hay nuôi con bằng sữa mẹ không trước khi bác sĩ kê đơn thuốc;
  • Tiền sử dị ứng của bản thân;
  • Những loại thuốc đang sử dụng: Thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng,...
  • Pepsane không được sử dụng cho bệnh nhân không dung nạp fructose, bởi trong công thức thuốc Pepsane có chứa đường sorbitol.
  • Thuốc Pepsane có chứa chất parahydroxybenzoate có thể gây ra phản ứng dị ứng chậm, vì vậy cần theo dõi tình trạng này khi dùng thuốc.
  • Dùng thuốc pepsane cho trẻ em và người cao tuổi cần hỏi rõ ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Không sử dụng thuốc nếu bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ: Hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này. Vì vậy, cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai đang nuôi con bằng sữa mẹ.

5. Bảo quản thuốc Pepsane

Thuốc Pepsane được bảo quản như sau:

  • Thuốc Pepsane bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng;
  • Không để thuốc Pepsane ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm hoặc trong ngăn đá;
  • Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn bảo quản được ghi trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ;
  • Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi;
  • Loại bỏ thuốc khi thấy thuốc có dấu hiệu ẩm mốc, đổi màu;
  • Xử lý loại bỏ thuốc đúng cách, an toàn khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.

6. Tương tác thuốc

Thuốc Pepsane có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của các thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tương tác thuốc, bạn cần lưu ý:

  • Cung cấp đầy đủ thông tin về các loại thuốc đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê toa, thảo dược hay thực phẩm chức năng cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết, nhằm tránh tác dụng phụ có thể xảy ra;
  • Thuốc Pepsane có thể tương tác với một số thuốc đường tiêu hóa khác. Do đó, hãy cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ trước khi dùng để tránh tương tác không mong muốn có thể xảy ra. Tránh sử dụng cùng lúc các thuốc điều trị khác để không gây ra những tương tác;
  • Tránh sử dụng rượu bia trong thời gian dùng thuốc điều trị để hạn chế làm giảm tác dụng của thuốc.

Pepsane thuốc biệt dược thuộc nhóm thuốc dùng cho đường tiêu hóa, có thành phần chính là Dimethicone, Guaiazulene. Thuốc được sử dụng để điều trị đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan