HLA hay kháng nguyên bạch cầu người đang trở thành một vấn đề nan giải trong y học. Tầm ảnh hưởng của HLA bao gồm các alen -A, -B, -C và -DRB1 giữa người cho và người nhận đã được phân tích khái quát dựa trên cấy ghép tế bào gốc máu ngoại vi và ghép tủy xương. Trong quá trình này, bất kỳ tế bào nào có biểu hiện HLA không phải của cơ thể đó sẽ bị hệ miễn dịch phát hiện.
Bài viết được viết bởi TS Nguyễn Văn Tình, CN. Đỗ Hoàng Việt Tùng, CN. Lương Thị Thanh Hà và TS. Ngô Anh Tiến - Ngân hàng Mô Vinmec
1. Giới thiệu chung
Việc không tương thích giữa các alen HLA (Human Leukocyte Antigen - kháng nguyên bạch cầu người) của người cho và người nhận có ảnh hưởng lớn đến kết quả của các ca ghép tủy xương và tế bào gốc máu ngoại vi.
Khi tế bào từ người khác xâm nhập vào cơ thể mà mang các alen HLA khác biệt, hệ miễn dịch sẽ nhận diện và tấn công các tế bào này như kẻ xâm lược, từ đó dẫn đến việc đào thải tế bào được ghép dựa trên chỉ số HLA của mỗi người.
Tình trạng này khá quan trọng khi ghép tế bào gốc máu cuống rốn, vì hệ miễn dịch có thể tấn công và thải ghép tế bào gốc do HLA khác biệt. Chính vì thế, việc xác định sự tương hợp HLA là yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm người cho ghép, đặc biệt khi xét nghiệm các gen HLA-A, HLA-B, HLA-C, HLA-DRB1, HLA-DQB1 và HLA-DPB1 ở độ phân giải cao. Quá trình xét nghiệm là rất quan trọng, ngay cả khi người cho và người nhận có quan hệ huyết thống.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc không tương thích HLA có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong không tái phát và sự hình thành bạch cầu trung tính ở trẻ em là chủ yếu, bất kể liều lượng tế bào trong đơn vị máu cuống rốn là bao nhiêu.
Tuy nhiên, trong các ca ghép cho người trưởng thành, một số nghiên cứu cho thấy việc không tương thích HLA không ảnh hưởng nhiều đến kết quả ghép tế bào gốc nếu sử dụng hai đơn vị máu cuống rốn có chứa bất kỳ loại alen HLA nào.
Một số nghiên cứu khác lại cho ra kết quả rằng, việc không tương thích HLA có thể cải thiện khả năng sống sót của bệnh nhân bằng cách giảm tỷ lệ tái phát.
Mục tiêu chung của các công trình nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của tình trạng không tương thích alen HLA đối với kết quả ghép tế bào gốc bằng cách sử dụng một nhóm bệnh nhân lớn bao gồm cả trẻ em và người lớn.
Sự khác biệt về khả năng không tương thích HLA cũng được đánh giá theo phân nhóm bao gồm năm cấy ghép, thuốc dự phòng bệnh ghép chống chủ do truyền máu và số lượng tế bào trong một đơn vị máu. Từ đó, kết quả nghiên cứu sự không tương thích HLA có thể giúp cải thiện việc lựa chọn các đơn vị máu cuống rốn hiệu quả hơn.
2. Ảnh hưởng của sự không phù hợp HLA trong cấy ghép tế bào gốc
Trong một nghiên cứu, các chuyên gia đã áp dụng công cụ thống kê để phân tích trên nhóm bệnh nhi và phát hiện rằng, khả năng sống sót sau điều trị ở nhóm có mức độ tương thích HLA 4/8 và nhóm có mức độ tương thích HLA từ 1-3/8 thấp hơn so với nhóm có sự tương hợp HLA 6/8.
Nguyên nhân có thể là do lượng bạch cầu trung tính sau ghép vẫn còn thấp, cùng với việc tỷ lệ tử vong không do tái phát có xu hướng tăng lên đã ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu về HLA.
Ở nhóm bệnh nhi có sự tương hợp HLA 7/8 và HLA 8/8, nguy cơ mắc bệnh ghép chống chủ do truyền máu cấp tính có sự sụt giảm. Tuy nhiên, bệnh ghép chống chủ do truyền máu lại ảnh hưởng không nhiều đến tỷ lệ sống sót.
Điều này cho thấy rằng, mối liên hệ giữa tỷ lệ người mắc ghép chống chủ do truyền máu và tỷ lệ tử vong có sự liên quan mật thiết đến HLA và phương pháp ghép tế bào gốc.
Đối với nhóm người trưởng thành, những bệnh nhân có mức độ tương thích HLA 3-0/8 có tỷ lệ sống sót thấp hơn đáng kể, có thể do sự giảm bạch cầu trung tính và tỷ lệ tử vong không do tái phát tăng lên.
Các nghiên cứu trước đây về vấn đề không tương thích alen HLA trong ghép tế bào gốc máu cuống rốn chưa có kết quả thống nhất. Một số nghiên cứu cho rằng, tình trạng không tương thích HLA có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi bạch cầu trung tính và tỷ lệ tử vong không do tái phát.
Tuy nhiên, có những nghiên cứu khác không ghi nhận sự khác biệt rõ rệt về kết quả ghép tế bào gốc máu cuống rốn khi sử dụng nhiều đơn vị máu. Những khác biệt này có thể là do đặc điểm bệnh nhân (chỉ số tương hợp HLA) hoặc phương pháp ghép khác nhau. Có thể kể đến như loại bệnh, số lần ghép tế bào gốc và loại thuốc dùng để chống thải ghép.
Thông qua phân tích nhóm bệnh nhân trưởng thành trong nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy rằng thời gian thực hiện ghép tế bào gốc máu cuống rốn không ảnh hưởng đến tác động của việc không tương thích alen HLA đối với kết quả ghép. Kết quả này khá trái ngược với các nghiên cứu trước về cấy ghép tủy xương.
Khi kiểm tra riêng biệt các tác động của sự không phù hợp HLA với tỷ lệ sống sót của bệnh nhân theo từng loại thuốc dự phòng bệnh ghép chống chủ do truyền máu, nhóm có mức tương thích HLA 0-3/8 có tỷ lệ sống sót thấp hơn đáng kể so với nhóm có độ tương thích HLA 6/8 khi sử dụng CI và MTX dự phòng.
Tuy nhiên, không có sự khác biệt tương tự khi sử dụng CI và MMF dự phòng. Sự khác biệt này có thể do phương pháp đánh giá sự không phù hợp HLA trong các nghiên cứu trước.
Một phát hiện khác là ở nhóm bệnh nhân có mức độ tương thích HLA 8/8, chỉ số HLA ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống sót khi so với mức phù hợp 6/8 ở nhóm có số lượng tế bào có nhân và tế bào gốc tạo máu cao.
Tuy nhiên, ảnh hưởng này không thấy ở nhóm có số lượng tế bào gốc tạo máu thấp. Khi ghép tế bào gốc với mức độ phù hợp HLA thấp từ 0-3/8, không có sự khác biệt giữa các phân nhóm có số lượng tế bào có nhân và tế bào gốc tạo máu thấp về tỷ lệ sống sót. Một giải thích có thể hợp lý là số lượng ca ghép với mức phù hợp HLA 8/8 rất ít, do đó ảnh hưởng không được ước tính chính xác.
Ngoài ra, liều TNC cao và tế bào CD34 có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ghép chống chủ do truyền máu và giảm tỷ lệ tái phát trong trường hợp tương thích HLA 8/8. Tuy nhiên, một hạn chế lớn của nghiên cứu là số lượng bệnh nhân trong các nhóm không tương thích HLA ở trẻ em rất nhỏ, cũng như số lượng bệnh nhân trong nhóm có mức phù hợp HLA 8/8 và 7/8 ở người lớn.
Hơn nữa, do tính chất nghiên cứu hồi cứu, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả của chỉ số HLA chưa được theo dõi đầy đủ. Thời gian theo dõi trung bình của các nhóm trong nghiên cứu chỉ khoảng 2 năm, ngắn hơn so với dự kiến và dẫn đến việc đánh giá chưa chính xác về sự ảnh hưởng của chỉ số tương thích HLA này.
Những phát hiện từ nghiên cứu cho thấy rằng, mức độ phù hợp HLA có thể ảnh hưởng đến kết quả ghép tế bào gốc máu cuống rốn. Đối với nhóm trẻ em và người lớn, mức độ phù hợp HLA thấp hơn 4/8 có thể làm giảm tỷ lệ sống sót so với các mức độ phù hợp khác.
Ở nhóm có mức phù hợp HLA 8/8 và HLA 7/8, nguy cơ mắc bệnh ghép chống chủ do truyền máu giảm. Nhưng ở người lớn, mức phù hợp HLA 8/8 lại có thể làm tăng tỷ lệ tái phát mặc dù không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót. Những kết quả này cung cấp thông tin quan trọng cho việc lựa chọn đơn vị máu cuống rốn phù hợp trong ghép tế bào gốc máu cuống rốn.
3. Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Vinmec
Dựa trên các nghiên cứu quốc tế về tiềm năng ghép tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn, Ngân hàng mô Vinmec (Vinmec Tissue Bank - VTB) đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2019, dựa trên cơ sở ngân hàng máu cuống rốn Vinmec đã hoạt động từ tháng 3 năm 2014.
Ngân hàng mô Vinmec hoạt động với mục tiêu cung cấp dịch vụ thu thập, tiếp nhận, xử lý, lưu trữ, bảo quản và trao đổi mẫu mô, tế bào cùng các nguồn mẫu sinh học cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
Ngân hàng mô Vinmec đặt mục tiêu trở thành đơn vị đạt tiêu chuẩn quốc tế (AABB, AATB, CAP và ISO), đồng thời là đơn vị tiên phong trong cung cấp các nguồn mẫu sinh học phục vụ cho mục đích khám bệnh, chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực Y học tái tạo và Y học chính xác.
Một trong những dịch vụ quan trọng của Ngân hàng mô Vinmec là lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn, phục vụ cho việc điều trị các bệnh như ung thư máu, suy tủy, suy giảm miễn dịch, đái tháo đường type 1, bệnh tim mạch và bệnh xương khớp. Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được coi là một "bảo hiểm sinh học" trọn đời, giúp bảo vệ sức khỏe cho thế hệ sau.
Vinmec hiện là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng thành công tế bào gốc trong điều trị các bệnh nan y như bại não, liệt do chấn thương cột sống, xơ gan và teo đường mật bẩm sinh. Các bệnh nhân khi cần sử dụng mẫu máu cuống rốn sẽ được điều trị bằng những phương pháp tiên tiến trong cơ sở vật chất hiện đại, mang lại hiệu quả chữa trị cao.
Trên thế giới, đã có hơn 400 ngân hàng máu cuống rốn tại 97 quốc gia. Tại Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong số ít các cơ sở y tế được Bộ Y tế cấp phép xây dựng ngân hàng mô.
Ngân hàng mô Vinmec sử dụng công nghệ tiên tiến nhất, bao gồm hệ thống tách tự động tế bào gốc từ máu cuống rốn AXP giúp phân tách tế bào gốc hiệu quả với tỷ lệ thu hồi tế bào sống cao, hệ thống lưu trữ BioArchive sử dụng công nghệ điều khiển máy tính và phần mềm theo dõi, bảo vệ mẫu tế bào cho các liệu pháp điều trị trong tương lai.
Khi tham gia dịch vụ lưu trữ MCR tại Vinmec, khách hàng sẽ được hưởng những ưu điểm vượt trội như:
- An toàn tuyệt đối và tối đa thời gian lưu trữ.
- Quy trình xử lý và lưu trữ khép kín, toàn diện.
- Chất lượng máu cuống rốn đạt chuẩn quốc tế.
- Hệ thống bảo mật tối đa với công nghệ an ninh cao.
- Khả năng ứng dụng tế bào gốc trong điều trị rất cao.
Xét nghiệm HLA là một quy trình phức tạp và mất thời gian để có kết quả, vì vậy việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm này rất quan trọng. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực y tế và hệ thống trang thiết bị tiên tiến, cung cấp dịch vụ tra cứu kết quả xét nghiệm tại nhà, đáp ứng mọi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên toàn quốc.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng