Nguy cơ tàn phế do các bệnh về xương khớp

Nhiều người thường cho rằng các bệnh cơ xương khớp không đáng ngại như những bệnh lý khác nên thường có tâm lý chủ quan, tự mua thuốc uống. Tuy nhiên trên thực tế việc bỏ qua hoặc xem nhẹ những dấu hiệu cảnh báo về xương khớp có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế.

1. Một số bệnh cơ xương khớp gây nguy cơ tàn phế

1.1. Thoái hóa chỏm xương đùi vô khuẩn

Thoái hóa chỏm xương đùi vô khuẩn là một dạng bệnh xuất hiện chủ yếu ở những người trẻ tuổi, đang trong độ tuổi lao động, khoảng từ 40 - 50 tuổi và có thể xảy ra ở cả 2 chỏm xương đùi với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hiện nay ngày càng nhiều người mắc chứng bệnh này nhưng không phải do nhiễm khuẩn mà là do những thói quen có hại, ví dụ như hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia.

Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa/ hoại tử chỏm xương đùi là do không cung cấp đủ lượng máu nuôi xương vùng này. Sự tắc nghẽn dần dần hoặc đột ngột của các mạch máu lại liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, bệnh gout, đái tháo đường, thừa cân - béo phì... Ở những người uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá sẽ làm quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn, nghiêm trọng hơn nên hậu quả cũng nghiêm trọng hơn.

1.2. Thoái hóa khớp háng và khớp gối

Bệnh thoái hoá khớp hángthoái hóa khớp gối là chứng bệnh khá phổ biến, càng cao tuổi thì bệnh lý càng diễn tiến nặng. Sau tuổi 40, 50 người bệnh sẽ bắt đầu có biểu hiện của bệnh, trong đó nữ giới có nguy cơ mắc gấp 2 lần nam giới.

Theo thời gian, khả năng sinh sản và tái tạo sụn khớp ở người trưởng thành sẽ suy giảm và hết hẳn. Các tế bào sụn khớp sẽ dần lão hóa, chất lượng sụn sẽ kém dần, tính chất đàn hồi và chịu lực giảm. Lâu dài, sụn khớp bị phá hủy có thể gây nên những cơn đau buốt, biến dạng, vẹo vào trong, cứng khớp, teo cơ làm mất vận động và giảm chức năng xương của người bệnh. Sụn hư hại hoàn toàn cũng có thể gây tàn phế không đi lại được hoặc gãy xương do đi không vững bị té ngã.

Các bệnh cơ xương khớp ngoài hậu quả gây biến dạng, giảm khả năng vận động, tàn phế còn là nguyên nhân dẫn đến những loại bệnh nguy hiểm khác như: tăng gấp 4 lần nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây khó khăn thụ thai ở phụ nữ...

tàn phế
Thoái hóa khớp háng gây nguy cơ tàn phế

2. Định hướng điều trị tàn phế do bệnh cơ xương khớp

Đối với bệnh nhân bị hoại tử chỏm xương đùi gây thoái hóa khớp háng, thay khớp háng nhân tạo là phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh. Thay khớp nhân tạo là thay phần khớp bị hư hại (ở xương chậu, xương đùi hoặc toàn bộ khớp háng) bằng loại khớp nhân tạo làm từ chất liệu sinh học có khả năng tương thích cao với cơ thể, có khả năng chịu lực cao giúp khôi phục lại cấu trúc cũng như chức năng của khớp.

Phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo là một đại phẫu yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ phía bệnh nhân, gia đình lẫn đội ngũ y bác sĩ. Sau phẫu thuật, bệnh nhân được điều trị giảm đau bằng kháng sinh, hướng dẫn chăm sóc vết mổ, dinh dưỡng và tập luyện phục hồi chức năng vận động.

Nhìn chung, các bác sĩ cảnh báo sự tàn phế khớp không đợi đến tuổi già mà tất cả những người có yếu tố cao như bị đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá... nên đi khám và điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu bệnh. Nếu đã mắc bệnh cơ xương khớp mà lại chủ quan và điều trị muộn thì hiệu quả chữa trị sẽ khó được như mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan